Vẫn không rõ việc Chính quyền Trung Quốc cảm nhận thế nào khi nước này là nguyên nhân cho sự rạn nứt nghiêm trọng trong ASEAN.
Tranh chấp Biển Đông và tương lai của mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN
Trung Quốc đã sử dụng các sức ép một cách mạnh mẽ và thành công lên Campuchia để ngăn việc thông qua các ngôn từ đề xuất của Philippines và Việt Nam. Mặt khác, trở thành nguyên nhân của sự cố quan trọng nhất về sự đồng thuận của ASEAN trong lịch sử tồn tại 45 năm của khối này, không phải là một kết quả tốt nhất dành cho Bắc Kinh.
Đầu tiên, gần đây, các nước ASEAN đã thành công trong việc chấp thuận “các yếu tố đề xuất” về một bản thảo Bộ Quy tắc ứng xử (COC), các “yếu tố đề xuất” này đã được trình bày với phía Trung Quốc như là điểm khởi đầu cho các đàm phám. Thành công của ASEAN trong việc đi đến một thỏa thuận về bản thảo COC có vẻ như đã nhận được một phản ứng lạnh nhạt. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng, nước này sẵn sàng thảo luận về dự thảo “vào thời điểm thích hợp nhưng cũng nói rằng, một Bộ Quy tắc ứng xử không thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp trong thực tế”.
Thứ hai, Trung Quốc đã thất bại trong việc ngăn không cho vấn đề Biển Đông được đưa ra trong Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn có sự tham gia của 10 nước ASEAN và khoảng 17 “đối tác đối thoại” và các nước đóng vai trò quan sát viên ngoài khu vực.
Thứ ba, tệ hơn nữa, nhưng trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) mới đây được tổ chức vào tháng 11/2012 tại Bali, Mỹ đã bỏ qua các phản đối của Trung Quốc để đẩy vấn đề Biển Đông. Nhìn chung, Trung Quốc là đối tượng chỉ trích của các quốc gia Đông Nam Á khác và nước này cũng đã nhận những lời chỉ trích gián tiếp từ Ngoại trưởng Mỹ Clinton, người đã khẳng định “lợi ích quốc gia của Mỹ trong tự do hàng hải, trong việc duy trì các tiếp cận mở tới cộng đồng biển chung của Châu Á, và sự tôn trọng của Mỹ đối với luật pháp quốc tế tại Biển Đông”. Bà Clinton nói thêm về một cam kết đang được thực hiện của Mỹ về việc trở thành “một đối tác tích cực với ASEAN”.
Cuối cùng, vào thứ sáu, ngày 13/7/2012, tại giai đoạn cuối của các cuộc họp, Trung Quốc đã phải chịu gặp một tình huống khó xử khi mà một trong các tàu khu trực của nước này bị mắc cạn tại khu vực gần bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal) tại phía Đông Nam của quần đảo Trường Sa, chỉ cách 60 dặm tính từ đảo Palawan của Philippines. Một vài ngày sau, một đội tàu nhỏ của Hải quân Trung Quốc và các tàu chuyên dụng đã trục vớt tàu khu trục này, kéo tàu này khỏi các tảng đá và đưa tàu này trở lại Trung Quốc. Tàu khu trục của Trung Quốc không có gì là sai khi xuất hiện tại đây, tuy nhiên trong bối cảnh các sự cố gần đây về quyền đánh cả, việc xuất hiện của chiếc tàu này đã mang một ý nghĩa khiêu khích và con tàu này đã mắc cạn trong một trường hợp khó có thể gây nhiều bối rối hơn.
Không nghi ngờ gì, Hội nghị của ASEAN vào tháng 7/2012 đã cho thấy vấn đề Biển Đông khó giải quyết đến mức nào và các nguy cơ đang xuất hiện nằm trong quỹ đạo leo thang căng thẳng các phát ngôn mang nặng tính chủ nghĩa dân tộc của tất cả các bên. Dưới xu hướng hiện nay, nguy cơ về các sự cố có thể leo thang thành xung đột sẽ vẫn hiển hiện, các nguồn tài nguyên dầu mỏ và khi đốt trong các vùng có các yêu sách tranh chấp sẽ vẫn chưa được khai thác, các nỗ lực để bảo vệ nguồn cá bền vững trên cơ sở khu vực sẽ có khả năng thất bại, và các hợp tác kinh tế khu vực liên quan giữa Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ không đạt đến tiềm năng đầy đủ của nó. Ngoài ra, không chỉ sẽ có những cọ xát và nghi kỵ lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh, mà quan điểm về việc sẽ không thể tránh khỏi một cuộc cạnh tranh chính trị và cuộc cạnh tranh quân sự có tổng bằng không sẽ là một lời tiên tri trở thành sự thật, và cùng với đó một thái độ hợp tác được mong muốn từ Trung Quốc trải dài trên các vấn đề khu vực và toàn cầu ngày càng khó để đạt được.
Đối với tương lại của ASEAN, liệu thất bại trong việc đạt được sự đồng thuận chung chỉ là một sai lầm nhất thời hay một xu hướng trong dài hạn vẫn là một điều chưa rõ ràng. Trong các phản ứng khác, việc sụp đổ tính thống nhất của ASEAN đã khiến Indonesia đúng ra thay các nước khác và cố gắng để làm sống lại vai trò trước đây của nước này như một trung gian hòa giải và là trung tâm của ASEAN. Vào ngày 18/7/2012, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã bắt đầu một chuyến thăm các thủ đô của ASEAN, bắt đầu tư Manila và Hà Nội, để tìm cách hàn gắn những rạn nứt. Cho dù đường chín đoạn của Trung Quốc cắt một phần vào khu vực Dầu khí Natuna ngoài khơi của Indonesia, tuy nhiên, Bắc Kinh thường giữ thái độ ôn hòa đối với các yêu sách của Trung Quốc tại khu vực này. Trong khi đó, Indonesia không có yêu sách chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, Jakarta đang đặt nhiều hy vọng vào mối quan hệ đầu tư và thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc trong tương lai. Điều này làm cho Indonesia trở thành ứng viên phù hợp nhất để đóng vai trò như một nhà trung gian có hiệu quả nhất giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN khác.
Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vừa duy trì yêu cầu của lợi ích cốt lõi của nước này trong tự do hàng hải, và với một mức độ thấp hơn đó là an ninh của các tuyến giao thương hàng hải trên biển, đồng thời cũng vừa không bị cuốn vào các tranh chấp biên giới biển giữa các đồng minh các đối tác chiến lược. Việc Mỹ tăng cường năng lực tuần tra của Philippines, và có thể là của năng lực tự bảo vệ của Việt Nam sẽ làm tăng cường khả năng răn đe nhưng cái giá phải trả đó sẽ là các mối quan hệ với Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng, cũng như sẽ làm tăng nguy cơ Mỹ sẽ bị cuốn vào một cuộc xung đột quân sự không mong muốn.
Tại Biển Hoa Đông, các tranh chấp biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ngày càng căng thẳng do các làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao. Có thể nói rằng, các làn sóng đang cao hơn tại Trung Quốc (và hai miền Triều Tiên) do các di sản của chủ nghĩa thực dân và đế quốc Nhật cũng như sự xâm lược trong Thế chiến Thứ hai của Nhật. Đồng thời, tranh chấp giữa Tokyo với Bắc Kinh và Seoul có thể khiến mục đích lớn hơn của liên minh giữa Mỹ với cả hai nước bị ảnh hưởng, và tranh chấp này cũng không mang lại lợi ích gì cho các nỗ lực của Chính quyền Obama để kết hợp chiến lược tái cân bằng của nước này với các nỗ lực không ngừng nhằm tham gia cùng Trung Quốc trong những lĩnh vực mà cả hai bên cùng quan tâm.
Tại Biển Đông, nói một cách tương đối, nếu Trung Quốc muốn thì họ có thể có nhiều cơ hội để tìm kiếm các thỏa hiệp với các đối thủ tranh chấp và sẽ nhận được những phản ứng tích cực. Bất chấp tình trạng bế tắc hiện nay giữa Trung Quốc với các quốc gia biển láng giềng và ASEAN về thách thức cơ bản của Bắc Kinh tới các quy định của UNCLOS, thì một số lợi ích biển chung vẫn đang tồn tại. Đầu tiên, bế tắc càng kéo dài, công tác thăm dò và hoạt động khoan nhằm khai thác dầu khí tại các vùng biển tranh chấp càng khó có thể được thực hiện. Thứ hai, nhận thức chung về sự cần thiết của việc quản lý bền vững nguồn cá đang bị cạn kiệt một cách nghiêm trọng, đặc biệt là những loài cá trong các vùng biển mở như cá ngừ, cá ngừ vằn, cá vây vàng, cá mũi nhọn đang được nâng cao. Thứ ba, không quốc gia nào hoặc bên liên quan nào có lợi trong việc sử dụng vũ lực.
Với tất cả những lý do trên, Trung Quốc và các bên yêu sách biển khác tại Biển Đông có thể tiếp tục theo đuổi các hiệp định chính thức hay thậm chí là không chính thức về quản lý tranh chấp, bất kể triển vọng mong manh cho việc đạt được một giải pháp thật sự cho tranh chấp. Lý tưởng nhất, ASEAN cần duy trì một lập trường thống nhất hướng tới việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử và các biện pháp khác để tránh việc xảy ra các sự cố và theo đuổi các hợp tác có giá trị thực tế dựa trên một cam kết tuân theo một trật tự dựa trên luật lệ. Thật không may, tranh chấp Biển Đông là vấn đề phức tạp và lợi ích của các quốc gia cũng rất đa dạng, do đó chính trị khu vực khó có thể can thiệp. Tuy nhiên, tất cả các bên phải tiếp tục duy trì cam kết và đối thoại, chứ không nên sử dụng cách thức phản ứng và phản ứng một cách mạnh mẽ tới các căng thẳng, điều mà hiện nay dường như là không thể tránh khỏi