Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ sẽ theo dõi từng "cử chỉ" của TQ trên Biển Đông

Mỹ sẽ theo dõi từng “cử chỉ” của TQ trên Biển Đông

Theo giới truyền thông, Cơ quan Khảo sát Không gian địa lý của Hoa Kỳ (NGA) phải nắm chắc tình hình quân đội Trung Quốc đang làm gì trên Biển Đông.

NGA theo dõi chặt lực lượng Trung Quốc trên Biển Đông

Theo báo The Washington Times đưa tin, Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Hoa Kỳ (National Geospatial-Intelligence Agency – NGA) sẽ phải theo dõi chặt chẽ Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược, các đơn vị Cảnh sát Nhân dân Vũ trang, cũng như hoạt động của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Theo đó, NGA phải nghiên cứu phân tích hình ảnh vệ tinh cho cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, đang chuẩn bị một dự án về Quân đội Trung Quốc và chương trình an ninh quốc gia. Sáng kiến này đã được thông qua trong phê duyệt trong ngân sách dành cho lĩnh vực tình báo tài khóa 2021,

Bài báo của Washington Times lưu ý rằng, theo luật, Giám đốc của NGA là phó Đô đốc Robert Sharp, sẽ phải khởi động dự án về Quân đội Trung Quốc trước ngày 25 tháng 6 năm nay. Chương trình sẽ được thực hiện trong 10 năm tới và để phát triển chương trình, cơ quan này sẽ cần phải hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau.

Hiện nay, tình báo địa lý đã có một dự án như vậy. Trang web tearline.mil đã thường xuyên công bố các báo cáo dựa trên hình ảnh vệ tinh thương mại kể từ năm 2018.

Tại đây, có thể tìm thấy thông tin về các trại tập trung ở Trung Quốc cũng như Sáng kiến “​Vành đai, Con đường” của Bắc Kinh, mà chính quyền Hoa Kỳ coi là vỏ bọc cho sự bành trướng toàn cầu của Trung Quốc.

Chương trình Tearline được mô tả như một “mô hình minh bạch trong lĩnh vực tình báo”, liên quan đến sự hợp tác chặt chẽ giữa NGA và các tổ chức nghiên cứu khác nhau.

Cơ quan này thu thập hình ảnh từ các vệ tinh thương mại, chuyển chúng cho các chuyên gia nghiên cứu đánh giá, cung cấp các thông tin, và sau đó công bố kết quả của công việc chung trên phạm vi công cộng.

Nhiệm vụ chính và mục tiêu của NGA

Theo dự án mới, cơ quan do Phó Đô đốc Sharp lãnh đạo sẽ phân tích hình ảnh vệ tinh về các hoạt động của Trung Quốc, vốn được coi là tác  nhân “gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ” và công bố các báo cáo nhận được.

Như đã nêu trong luật ngân sách, mục tiêu chính của chương trình là “bất kỳ hoạt động đáng chú ý nào của các lực lượng trên bộ, trên biển, trên không và tên lửa của Quân đội Trung Quốc”.

Ngoài ra, tình báo không gian địa lý của Mỹ cũng sẽ phải giám sát Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược, một binh chủng tương đối mới của quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm về chiến tranh trên không gian mạng và vũ trụ.

Nằm trong danh sách các mục tiêu của NGA còn có Cảnh sát Nhân dân Vũ trang – lực lượng hoạt động trong nội địa Trung Quốc – và Cảnh sát biển (Hải cảnh) hoạt động ở Biển Đông.

Theo The Washington Times mục đích của cơ quan Tình báo về không gian địa lý là cung cấp thông tin tình báo về không gian địa lý, giúp Quốc hội Mỹ theo sát các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngoài ra, Hoa Kỳ quan tâm đến hoạt động quy mô lớn hơn của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và các vùng biển khác.

Thông tin tình báo về không gian địa lý cũng sẽ giúp các cơ quan hữu trách của Hoa Kỳ nắm bắt được tình hình trong trường hợp “dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc với khả năng leo thang thành đại dịch”. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ theo dõi các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến biến đổi khí hậu và hủy hoại môi trường.

Hình ảnh vệ tinh thương mại đã tiết lộ một số khía cạnh quan trọng trong hoạt động của quân đội Trung Quốc, như đường hầm dưới nước cho tàu ngầm Trung Quốc gần đảo Hải Nam, hoạt động tại nhà máy đóng tàu sân bay, việc mở rộng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc ở Djibouti, cũng như mô hình các tòa nhà chính phủ Đài Loan được cho là Bắc Kinh đang chuẩn bị tấn công hòn đảo.

Dự án NGA quan trọng…

Cựu giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Jim Fanell, nói một chương trình mở cấp liên bang theo dõi quân đội Trung Quốc là rất cần thiết. Theo ông, Hoa Kỳ đã muộn ít nhất 5 năm, đặc biệt là khi nhìn vào những gì mà Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Biển Đông mà quân đội Trung Quốc đang làm.

Như The Washington Times giải thích, sáng kiến ​​của Trung Quốc là “một mạng lưới thân Bắc Kinh gồm chủ yếu các học giả Trung Quốc và các quân nhân đã nghỉ hưu, những người thúc đẩy quan điểm chính thức của Trung Quốc cho rằng phần lớn Biển Đông là lãnh hải của họ”.

Ông Fannell tin rằng, việc công khai thông tin về các hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực “không chỉ tốt cho nền dân chủ mà còn là điểm thông minh trên quan điểm ngoại giao”.

“Cung cấp khả năng tiếp cận rộng rãi những thông tin như vậy sẽ giúp phản bác lại những tuyên bố sai trái của Trung Quốc cho rằng hành động của Mỹ là nguyên nhân chính gây ra bất ổn ở Tây Thái Bình Dương”, cựu giám đốc tình báo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết.

Ông cũng cho rằng, các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực có khả năng trinh sát, giám sát trên không và trên vũ trụ yếu kém nên không nắm được hết những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, dẫn đến việc không có những đối sách kịp thời.

Do đó, việc thu thập, đánh giá, phân tích, rút ra kết luận và công khai chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho các nước này, cũng như là giúp cho việc phối hợp giữa các lực lượng, các đối tác trong và ngoài khu vực có thể ngăn chặn những yêu sách và hành động tuyên bố chủ quyền trái phép của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới