Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đã đánh lừa các nước để thành siêu cường như...

TQ đã đánh lừa các nước để thành siêu cường như thế nào?

Trước những năm 70 của thế kỷ 20 Trung Quốc thực hiện chính sách đóng cửa đối với phương Tây. Trung Quốc thực hiện chiến dịch “đại nhảy vọt” bằng dựa vào nội lực nhưng đã hoàn toàn thất bại. Tiếp đó Trung Quốc thực hiện “Đại cách mạng văn hóa” làm cho trí thức bị khủng bố, kìm hãm. Những chiến lược trên đã làm cho nền kinh tế của Trung Quốc kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

Đến những năm 70, Đặng Tiểu Bình quay lại có vị trí quan trọng trong chính trường Trung Quốc, Đặng đã chủ trương phải cải cách mở cửa, quan hệ với các nước tư bản đứng đầu là Mỹ tận dụng vốn và công nghệ để phát triển kinh tế.

Về phía Mỹ cũng rất muốn lôi kéo Trung Quốc về gần các nước tư bản và tiến tới ra khỏi khối các nước xã hội chủ nghĩa, đối đầu với Liên Xô và tiến tới làm tan rã phe xã hội chủ nghĩa trước hết là ở Đông Âu. Năm 1971 trong chuyến đi thăm Pakistan, Kitsinger đã bí mật giành một ngày đi Trung Quốc để thảo luận mở đường cho quan hệ Mỹ- Trung. Năm 1972, Liên Xô và các nước ngỡ ngàng khi Tổng thống Mỹ Nixon đi thăm chính thức Trung Quốc. Tiếp đó, năm 1974 đến lượt Tổng thống Ford sang thăm Trung Quốc, chính thức xác định quan hệ nồng ấm Mỹ- Trung. Năm 1979, hai nước Mỹ- Trung đã ký hợp tác hàng trăm đề án nghiên cứu chung về khoa học, kỹ thuật và kinh tế.

Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh là đưa Trung Quốc trở thành cường quốc số một của thế giới. Trước hết là mở tung cánh cửa thu hút đầu tư và công nghệ của Mỹ và các nước phát triển. Lúc đầu thế giới chỉ thấy ở Trung Quốc là quốc gia có thể làm hàng nhái từ túi xách, đĩa DVD, xe ô tô đến chiến đấu cơ và Trung Quốc như một công trường gia công cho hàng hóa thế giới vì nhân công rẻ và các chính sách ưu đãi khác. Những mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc là khoa học và công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo và khoa học công nghệ phục vụ cho nền công nghiệp tiên tiến. Những thành tựu khoa học, công nghệ mà Mỹ và các nước phát triển phải mất hàng trăm năm nghiên cứu mới có được thì Trung Quốc chủ trương phải đánh cắp bằng được, không mất thời gian nghiên cứu. Sau này người Mỹ phát hiện ra rằng 80% gián điệp kinh tế ở Mỹ đều liên quan đến Trung Quốc.

Bên cạnh việc đánh cắp sở hữu trí tuệ thì Trung Quốc cũng yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài muốn hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc bắt buộc phải chuyển giao công nghệ. Các tập đoàn lớn ở Mỹ và các nước vì lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc đã buộc phải chấp nhận điều kiện này. Năm 2004 Trung Quốc muốn phát triển đường sắt cao tốc phục vụ việc đi lại của hơn một tỷ dân đã mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Bốn tập đoàn hàng đầu thế giới đã tham gia và đấu nhau để được đầu tư. Kết quả là Trung Quốc đã có được công nghệ tiên tiến của 4 nhà thầu. Từ đó, Trung Quốc không chỉ đầu tư tầu cao tốc ở Trung Quốc mà còn cạnh tranh thắng thầu ở nhiều nước.

Trung Quốc muốn phát triển các loại xe điện đã mời chào và đưa ra nhiều ưu đãi cho tập đoàn Nasa của Mỹ. Chỉ trong vòng 1 năm Nasa đã xây dựng xong nhà máy ở Trung Quốc và năm sau đó đã thu được 66 tỉ đô. Nhưng ngay lập tức các cơ quan Trung Quốc đã mở các đợt kiểm tra, điều tra, gây khó khăn cho Nasa vì lúc đó Trung Quốc đã có được công nghệ tiên tiến sản xuất xe điện từ Nasa.

Để đánh lừa các nước, che dấu mục tiêu chiến lược là cạnh tranh với Mỹ để vươn lên vị trí số 1 thế giới, ngay thừ khi thực hiện cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc như: Ẩn mình chờ thời, tránh động độ với các nước, che dấu ý định, kiên nhẫn chờ đợi, sức mạnh quân sự không phải là then chốt. Cũng nhờ đó mà năm 2020 Trung Quốc đã thu hút được 144 tỉ USD đầu tư từ nước ngoài.

Năm 2015 khi Tập Cận Bình thăm Mỹ, bên vườn hồng ở Nhà Trắng, Tập đã nói với Tổng thống Mỹ là Trung Quốc không theo đuổi quân sự hóa Trường Sa ở Biển Đông. Nhưng sau đó Trung Quốc đã bồi đắp các đảo ở đây thành căn cứ quân sự.

Gần đây Mỹ và các nước mới nhận ra rằng họ quá ngây thơ khi tin vào lời nói của các nhà lãn đạo Trung Quốc để giúp cho Trung Quốc phát triển.

RELATED ARTICLES

Tin mới