Tháng 7 năm nay, vừa tròn 5 năm Tòa trọng tài quốc tế (La Haye) tuyên bố ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông (12/07/2016 -:- 12/07/2021). Phán quyết của Tòa trọng tài đã bác bỏ toàn bộ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Ngay sau phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, Trung Quốc cũng lớn tiếng “không chấp nhận bất kỳ tuyên bố hay hành động nào dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông”.
Không những thế, trong những năm qua Trung Quốc còn ngang ngược bất chất chấp luật pháp quốc tế và sự phản ứng yếu ớt của các nước đã dồn dập bồi đắp các đảo chiếm được của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Đến khi các đảo này trở thành căn cứ quân sự vũng chắc với đường băng cho các loại máy bay quân sự và hệ thống tên lửa hiện đại thì các nước mới thực sự giật mình. Các căn cứ quân sự này đã án ngữ và sẽ kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng trên Thái Bình Dương, gây mất an ninh hàng hải cho Mỹ, Nhật, Hàn và các quốc gia khác. Trung Quốc cũng đồng thời có các hành động gây hấn với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, tuyên bố chủ quyền với đảo Điếu Ngư đang thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Trung Quốc cung ngày càng gia tăng áp lực với Đài Loàn. Phải hiểu trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc nhất quyết bằng mọi giá kể cả bằng quân sự để đánh chiếm Đài Loan thực hiện chính sách một Trung Quốc.
Nhìn lại 5 năm qua, các nước đều lo ngại thái độ và hành động coi thường luật pháp quốc tế và coi thường phản ứng của các nước. Vừa qua nhiều nước đã lên tiếng lên án Trung Quốc.
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã khẳng định việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết là “phá hoại luật pháp-giá trị nền tảng của cộng đồng quốc tế”. Nhật Bản cũng bày tỏ lo ngại và phản đối mạnh mẽ bất cứ sự cưỡng ép nào nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi “Trung Quốc tuân thủ các trách nhiệm của mình theo luật pháp quốc tế, dừng hành vi khiêu khích, và thực hiện các biện pháp để trấn an cộng đồng quốc tế rằng họ theo trật tự hàng hải dựa trên các quy định, vốn tôn trọng các quyền của tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ”.
Ngày 11-07, Bộ Ngoại giao Canada ra tuyên bố nhân sự kiện 5 năm từ khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ Phillippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Trong tuyên bố, Canada khẳng định sự cần thiết của tất cả các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, coi đây là cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tất cả các bên trong khu vực phải thể hiện sự kiềm chế về tránh hành động đơn phương, vì điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng và đe dọa sự ổn định của khu vực. Canada đặc biệt lo ngại trước các hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi các quốc gia tuân thủ các cam kết trong tuyên bố về ửng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
Đáp lại thiện chí đó của các nước, Trung Quốc một lần nữa tuyên bố “không chấp nhận bất kỳ tuyên bố hay hành động nào dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông”.
Ngày 13-7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada còn hăm dọa Canada “không nên đi sai đường, không gây thêm tổn hại” cho mối quan hệ song phương với Trung Quốc.
Hành động ngang ngược của Trung Quốc trong 5 năm vừa qua đã đủ để khẳng định: Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp sự phản ứng của các nước. Vì vậy các nước cần có thái độ cứng rắn hơn trong chính trị, kinh tế và quân sự để ngăn chặn bá quyền Trung Quốc đang trỗi dậy bằng mọi giá.