Monday, November 25, 2024
Trang chủĐiểm tinTấm màn đen ở trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia

Tấm màn đen ở trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia

Vào ngày 11/11 vừa qua, cựu biên tập viên Lý Tân của báo Đô thị Phương Nam (Trung Quốc) đã chia sẻ cho đài VOA hình ảnh thông tin về bảng danh sách những từ nhạy cảm dùng trong kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hình ảnh cho thấy những chữ xếp vào loại nhạy cảm lên đến hàng chục ngàn chữ. Trong đó có nhiều hình ảnh liên quan đến sự kiện bài viết về trại cưỡng bức lao động nữ Mã Tam Gia đăng trên mạng Đô thị Phương Nam vào năm 2013, sau đó bị Ban Tuyên truyền Quảng Đông ra lệnh gỡ bỏ.

Những từ “nhạy cảm” có nội dung phong phú

Một số từ bị cấm sử dụng có thể kể như: Phong trào dân vận hải ngoại, nhân sĩ, thủ lĩnh phong trào sinh viên 1989, tổ chức nhân quyền nước ngoài, Tây Tạng tự do, VOA (Thông Tấn xã Mỹ), RFA (Á châu Tự do), Deutsche Welle (Tiếng nói nước Đức), Đại Kỷ Nguyên, thoái Đảng, diễu hành, bãi công, tiền kiếm bằng máu và mồ hôi…

Ông Lý Tân tiết lộ, Ban Tuyên truyền tỉnh Quảng Đông nhiều lần ra chỉ thị cho báo Đô thị Phương Nam phải “cắt bỏ toàn bộ” những từ này. Ban Tuyên truyền Trung ương cũng ra chỉ thị cho Ban Tuyên truyền tỉnh Quảng Đông về những nội dung phải ngăn chặn, xử lý.

Vào tháng 4/2013, báo mạng Đô thị Phương Nam cho đăng bài “Phóng viên đi thăm trại cải tạo lao động nữ Mã Tam Gia: nhìn thẳng sự thật, đẩy mạnh cải cách,” bài báo cũng đã bị bắt phải gỡ bỏ.

Sự thật tàn ác bức hại Pháp Luân Công ở trại Mã Tam Gia

Ngày 7/4/2013, tạp chí “Thị giác – LENS” kỳ 62, một tờ có quan hệ mật thiết với ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, đã cho đăng bài báo dài đến 20 ngàn chữ có tiêu đề “Ra khỏi Mã Tam Gia”, bài báo vạch trần bức màn tội ác của trại cưỡng bức lao động này trong dùng cực hình với người bị bắt, gây chú ý rộng khắp trong và ngoài nước.

Trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia nằm ở khu Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Điểm đặc biệt nhất là vào ngày 29/10/1999 với việc thành lập Nữ đoàn số 2 chuyên tiếp nhận nữ học viên Pháp Luân Công. Đến năm 2006, Nữ đoàn số 2 và Nữ đoàn số 1 hợp nhất, trở thành Trại cưỡng bức lao động nữ Mã Tam Gia.

Bài “Đi thăm Mã Tam Gia” ghi lại các hình thức tra tấn tàn ác ở đây, như: ngồi ghế cọp, trói giường người chết, cho bột ớt vào âm đạo, điện giật vú, cho tù nhân nam hãm hiếp…

Theo bài báo, nội trong năm đã có cả ngàn người bị bức hại với những cực hình như thế ở Mã Tam Gia, trong đó có vô số học viên Pháp Luân Công. Có những cực hình như ghế hùm và giường người chết vốn trước đây để áp dụng cho những đối tượng đặc biệt, nhưng sau này đã vận dụng phổ biến.

Trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia có liên quan mật thiết với ông Bạc Hy Lai. Ông Bạc Hy Lai có thể leo được lên vị trí tối cao là nhờ đã tích cực theo ông Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công vô cùng tàn độc. Từ năm 2001 đến 2004, ông Bạc Hy Lai nhậm chức Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh đã tích cực cho xây nhà tù, trong đó có trại cưỡng bức lao động nổi tiếng tàn độc Mã Tam Gia.

Trong thời gian ông Bạc Hy Lai làm tỉnh trưởng Liêu Ninh đã chi 1 tỷ nhân dân tệ cho việc cải tạo nhà tù dùng để bức hại, trong đó riêng Mã Tam Gia đã tốn hơn 500 triệu nhân dân tệ, đồng thời áp dụng thủ đoạn tàn độc bức hại và tẩy não đối với Pháp Luân Công.

Tháng 10/2000, ông La Cán, cựu Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật, đã nằm vùng tại trại Mã Tam Gia, đã áp dụng hình thức tra tấn vô cùng man rợ, đặc biệt có thể kể đến sự kiện 18 nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt cởi hết quần áo rồi cho tù nhân nam cưỡng hiếp thoải mái, có 5 người đã bị thiệt mạng, 7 người tâm thần, số còn lại bị tàn phế. Sự kiện này sau đó khi truyền thông quốc tế đưa ra đã gây kinh động khắp nơi.

Bài báo “Ra khỏi Mã Tam Gia” sau đó đã được nhiều trang mạng ở Đại Lục đăng tải lại, nhưng hôm sau Ban Tuyên truyền CSTQ đã bắt gỡ bỏ toàn bộ. Vào ngày 9/4, bài đầy đủ trên báo “Thị giác – LENS” cũng bị gỡ bỏ.

Ký giả Vương Xuân Hà (Wang Chunxia) của báo Phụ nữ Trung Quốc không hề sợ chỉ lệnh của Ban Tuyên truyền, vào ngày 9/4/2013 đã điện thoại liên lạc với người viết bài báo và chủ bút của tờ “Thị giác – LENS”, sau đó đã cho đăng tải nội dung buổi trò chuyện này. Bài báo được các trang mạng tới tấp đăng lại, nhưng hiện đại đa số đã bị bắt phải gỡ bỏ, gồm cả mạng Đô thị Phương Nam .

RELATED ARTICLES

Tin mới