Saturday, November 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ đổi chiến lược Vành đai, con đường ở châu Phi

TQ đổi chiến lược Vành đai, con đường ở châu Phi

Các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Trung Quốc, vốn cung cấp hầu hết gói tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở châu Phi, đang thay đổi chính sách cho vay bằng một chiến lược mới ở “lục địa đen”.

Nguồn tài trợ của Trung Quốc ở châu Phi đang chuyển dần khỏi các dự án lớn.

Theo SCMP, vào đầu tháng này, Ma rốc là quốc gia đầu tiên ở Bắc Phi ký kết kế hoạch triển khai chương trình cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc, sáng kiến Vành đai, con đường.

Bốn quốc gia Bắc Phi khác gồm Ai Cập, Libya, Tunisia và Algeria, đã ký các biên bản ghi nhớ (MoU) về Vành đai, con đường nhưng Ma rốc là quốc gia đầu tiên tiến thêm một bước nữa trong nỗ lực công bố chi tiết các dự án mà họ và Trung Quốc sẽ thực hiện.

Ngoại trưởng Ma rốc Nasser Bourita cho biết, sáng kiến trên sẽ “mở ra triển vọng mới cho thương mại và đầu tư, đồng thời mang lại các cơ hội bổ sung phù hợp với mô hình phát triển mới của vương quốc này”.

Các nhà quan sát nhận định, khi mà trước đây thỏa thuận đó gần như là một sự đảm bảo cho việc cấp vốn, thì giờ đây nó sẽ không thể đảm bảo Bắc Kinh sẽ cung cấp số tiền lớn hơn cho nước này, đặc biệt là cho các cơ sở hạ tầng lớn.

Ma rốc nằm trong số hơn 50 quốc gia châu Phi đã ký MoU Vành đai, con đường với Trung Quốc, trong đó có những quốc gia mới nhất gồm Guinea-Bissau, Eritrea, Sao Tome và Principe và Cộng hòa Trung Phi.

Trước đây, khi tham gia Vành đai, con đường, các nước đều kỳ vọng sẽ được Bắc Kinh cấp vốn cao, thường cho các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, từ các ngân hàng chính sách Trung Quốc như Exim Bank hoặc Ngân hàng Phát triển (CDB). Nhưng giờ đây, các ngân hàng này đang yêu cầu gắt gao hơn, trong bối cảnh khối nợ ở châu lục này đang tăng dần và căng thẳng hơn.

SCMP dẫn lời ông Benjamin Barton, một trợ lý giáo sư tại cơ sở Malaysia của Đại học Nottingham, nói rằng với sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc và cách tiếp cận hướng nội và bảo thủ hơn từ Bắc Kinh, “những ngày đầu của các dự án thiếu cân nhắc và chi tiêu hoang phí đã qua và giờ là thời điểm để tạm thời nghỉ ngơi”.

Theo giáo sư trên, đối với Trung Quốc, trọng tâm của Vành đai, con đường không phải là việc mở rộng triển khai để tăng phạm vi tài trợ cho các dự án mới mà là mở rộng “thành viên” để tăng tính hợp pháp của sáng kiến. Vì Vành đai, con đường được thiết kế chủ yếu để tác động đến các quốc gia ở phía Nam bán cầu nên càng có nhiều quốc gia châu Phi ký MoU càng tốt.

Trong khi đó, chuyên gia cấp cao Mark Bohlund tại REDD Intelligence, cho biết Vành đai, con đường đã được “phóng đại như một động lực cho hoạt động cho vay của Trung Quốc ở châu Phi” và tư cách thành viên không kèm theo lợi ích kích hoạt nguồn tài chính mới hoặc nhiều hơn từ Trung Quốc. “Các mức cho vay của Trung Quốc nói chung đối với châu Phi đạt mức cao nhất vào năm 2013, năm Vành đai, con đường được công bố”, ông nói.

Theo ông, Bắc Kinh đã phát tín hiệu tại Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) vào tháng 11/2021 ở Dakar, Senegal rằng họ sẽ tiếp tục chuyển các cam kết tài chính chính thức với châu Phi theo hướng tài trợ thương mại và hỗ trợ đầu tư dựa trên vốn chủ sở hữu của Trung Quốc thay vì các khoản vay lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Kanyi Lui, một luật sư tài chính quốc tế tại công ty luật Pinsent Masons ở Bắc Kinh, cũng nhận thấy sự chuyển hướng khỏi chỉ các dự án cơ sở hạ tầng. Lui, người đã tư vấn cho hơn 100 giao dịch cho vay xuyên biên giới liên quan đến các bên cho vay Trung Quốc trong các dự án quyền lực, tài nguyên và cơ sở hạ tầng, cho biết hoạt động cho vay của Trung Quốc ở châu Phi có khả năng sẽ tập trung vào việc tạo thuận lợi cho xuất khẩu từ châu lục này và cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng địa phương.

Trong cuộc họp tại Dakar, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết tài trợ thương mại 10 tỷ USD để hỗ trợ xuất khẩu của châu Phi và 10 tỷ USD hạn mức tín dụng khác dành cho các tổ chức tài chính. Nhưng ông Tập không cho biết sẽ rót bao nhiêu vào tài chính cho các dự án song phương ở châu Phi.

Tuy nhiên, ông Lui nói điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ rút khỏi cơ sở hạ tầng ở châu Phi. “Đây là lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh độc nhất vô nhị và một hệ thống dự án lớn đã được xây dựng trong thập niên qua”.

Ông Liu cho biết các ngân hàng thương mại làm việc với các bên cho vay đa phương có thể sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc cấp vốn cho các dự án này trong tương lai.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới