“Sau khi trở về Phúc Châu từ Thượng Hải, trong nửa năm tôi hiếm khi nói chuyện. Vào ngày 28/10, ngày mất của cha tôi, tôi đến nghĩa trang và nói với cha mẹ tôi: ‘Đảng của chúng ta đã kết thúc, quân đội của chúng ta đã kết thúc, đất nước của chúng ta đã kết thúc, và dân tộc của chúng ta đã kết thúc rồi!”
Kể từ khi ông Tập Cận Bình phát động chiến dịch đả hổ chống tham nhũng hủ bại vào năm 2013, đã có 160 danh tướng bị điều tra cho đến nay. Con số này đã vượt quá tổng số tướng lĩnh đã ngã xuống trong “nội chiến, ngoại chiến và Cách mạng Văn hóa” của ĐCSTQ trong suốt một thế kỷ.
Tổng số 160 tướng quân được tính như thế nào?
Đầu tháng 4 năm 2017, bộ phim truyền hình Bắc Kinh chống tham hủ dài 55 tập có tên “Danh nghĩa của nhân dân” đã khởi chiếu trên đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam. Chu Mai Sâm, tác giả kịch bản của bộ phim truyền hình này, đã viết kịch bản theo yêu cầu của Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình của Viện Kiểm sát Tối cao.
Khi chương trình truyền hình phát sóng, Chu Mai Sâm đã nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông đại lục:
“Bạn hãy nhìn xem tình trạng tham nhũng hủ bại hiện nay nghiêm trọng đến mức độ như thế nào? Nó nghiêm trọng đến mức bạn thậm chí không cách nào có thể tả về nó. Họ nói rằng, nó hắc ám xuyên suốt rồi; những tướng lĩnh quân đội một khi diễn tập, liền có thể mang xe ra bán [thanh lý], dầu mỡ cũng mang ra bán, rõ ràng đã bắn 10 phát đạn pháo, nhưng trên báo cáo lại là bắn trăm phát đạn pháo, tham ô công quỹ quân sự. Một số cán bộ chính ủy mua quan bán chức, bán từ chức trưởng ban, một mạch đến chức tướng quân. Đương thời tôi còn không dám tin. Hiện tại, thì đã tin rồi! Hơn 140 tướng quân.”
Ông cũng nói rằng, tính từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bạo động Nam Xương vào ngày 1/8/1927, “tất cả các cuộc chiến cộng lại với nhau, tướng quân bị quân địch tiêu diệt chỉ có mấy người; còn kết quả một trường chống hủ bại, hơn 140 tướng quân toàn quân bị ‘tiêu diệt’. Nó đáng sợ như thế nào? Bạn cảm thấy họ có thể tồn tại được bao lâu? Có thể trường kỳ khinh nhờn việc này ư? Tất yếu vong đảng vong quốc, làm sao có thể không vong đây? Đó là còn chưa có chiến tranh, một khi đả chiến, ai có thể chiến đấu cho bạn? Ai có thể bán mạng cho bạn? Chức quan kia là tôi mua được, lẽ nào tôi phải hy sinh cái mạng cho bạn? Điều này thật đáng sợ.”
Tại đây, Chu Mai Sâm đã tiết lộ một thông tin quan trọng – cho đến thời điểm đó, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã “tiêu diệt” hơn 140 tướng lĩnh của ĐCSTQ.
Nửa năm sau, vào ngày 19/10/2017, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Giám sát Dương Hiểu Độ, cho biết trong một cuộc họp báo rằng, kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 18, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã lập án thẩm tra các cán bộ quân sự từ cấp tỉnh trở lên, cùng với cán bộ quản lý cấp trung, tổng cộng là 440 người. Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ trước đây đã từng báo cáo rằng, các cán bộ quản lý cấp trung từ Đại hội 18 đã bị điều tra xử lý là 280 người. Chúng tôi trừ 280 cán bộ cấp trung trong tổng số 440 người, thì biết được số tướng lĩnh quân đội bị điều tra xử lý có khả năng là 160 người.
Trong thời gian nửa năm, số người bị điều tra xử lý đã tăng từ 140 người như Chu Mai Sâm đề cập lên 160 người, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Vị tướng quân nào có vấn đề nghiêm trọng nhất?
Trước hết, trong số 7 tướng ngã ngựa, thượng tướng có 7 vị, họ là: Từ Tài Hậu, nguyên Ủy viên Cục Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Quách Bá Hùng, nguyên Ủy viên Cục Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Trương Dương, nguyên Chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương; Bàng Phong Huy, nguyên Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương; Vương Kiến Bình, nguyên Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương, nguyên Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang; Điền Tu Tư, nguyên chính ủy Quân chủng Không quân; và Vương Hí Bân, nguyên hiệu trưởng Đại học Quốc phòng.
Trong số đó, Từ Tài Hậu là người đầu tiên bị điều tra. Từ Tài Hậu tham nhũng hủ bại bao nhiêu? Tập Cận Bình đã dùng từ “khiến người nghe kinh hoàng” để hình dung. Tuy nhiên, bản thân Từ nhận định rằng, vấn đề của ông ta còn chưa phải là nghiêm trọng nhất. Theo Tướng Lưu Á Châu, Từ Tài Hậu đã nói với lực lượng đặc nhiệm trước khi chết, “Vấn đề của Quách Bá Hùng còn nghiêm trọng hơn nhiều so với của tôi.”
Quách Bá Hùng đã trở thành Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Đại hội 16 của ĐCSTQ vào năm 2002, Từ Tài Hậu trở thành Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Hội nghị toàn thể lần thứ tư năm 2004, Quách được bầu sớm hơn Từ hai năm. Bằng cách này, trên cương vị Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, cơ hội bán quan của Quách so với Từ có nhiều hơn hai năm.
Quách Bá Hùng cũng bị vạch trần tội tham ô chi tiêu quân sự. Vào tháng 3/2015, thiếu tướng ĐCSTQ Dương Xuân Trường cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng rằng, những “lão hổ” trong quân đội không chỉ nhận hối lộ mà còn tham ô chi tiêu quân sự, “tham ô hàng chục triệu hàng chục triệu”. Nếu lời của Dương Xuân Trường đang đề cập đến Quách Bá Hùng, thì số tiền tham ô của Quách so với Từ có khả năng còn nhiều hơn rất nhiều.
Vấn đề tham nhũng hủ bại của Quách và Từ đủ để gây kinh động toàn Trung Quốc, chấn động toàn thế giới, tuy nhiên, họ vẫn chưa phải là những kẻ tham nhũng nhiều nhất trong quân đội. Vào ngày 18/8/2018, Lưu Nguyên, con trai của cựu Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, nói trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ “Tân Bắc Báo” rằng “Vấn đề của Trương Dương so với Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu còn nghiêm trọng hơn.”
Vậy, Trương Dương có phải là kẻ tham nhũng “nhiều nhất” trong quân đội ĐCSTQ? Thực ra cũng không nhiều lắm, ông ta chỉ là chủ nhiệm Bộ chính trị Quân ủy Trung ương, chủ nhiệm Bộ Công tác chính trị Quân ủy Trung ương sau cải cách quân đội, thậm chí còn chưa làm đến Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Luận về ‘vấn đề nghiêm trọng nhất’, thì chức quan của ông ta vẫn còn nhỏ.
Đừng quên rằng, kẻ đứng sau sân khấu hậu thuẫn cho 7 vị tướng này là Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Chính là Giang đã đề bạt trọng dụng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, lôi kéo Từ và Quách tham gia vào tham nhũng, khiến toàn thể quân đội trở thành “đại mãi trường” mua quan bán chức.
Ngành kinh doanh “mua quan bán chức” đang bùng nổ
Vào ngày 9/1/2015, một người ký danh là “cán bộ biết sự tình ở Tổng cục Chính trị” đã bùng nổ tin tức ở hải ngoại, rằng trong nhiệm kỳ làm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương của Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, “Toàn quân thượng hạ, việc chạy chức mua quan đã thành phong trào, ngàn quân vạn mã (ám chỉ chức quan được định giá ngàn vạn tệ), bách vạn hùng sư (ám chỉ chức quan được định giá trăm vạn tệ) đã thành quy tắc người người đều biết; Các trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, tiêu chí giá cả số má rõ ràng từng tầng từng bậc, quân tâm hoán tán, không ai lo nghĩ việc chính sự, làm chính sự, mà toàn tâm tưởng dùng vào việc thỉnh khách tống lễ, tạo quan hệ hút phiếu bầu.”
Vào ngày 6/7/2016, Lưu Á Châu, lúc đó là chính ủy của Đại học Quốc phòng, đã phát biểu tại một cuộc hội nghị: “Trong mười năm qua (tức là mười năm mà Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu thống trị Quân ủy Trung ương), tất cả chúng ta đều ở trong quân đội. Quân đội đã trở thành cái gì đây? Quân đội đã trở thành một đại mãi trường, cái chúng ta đối mặt không phải là chiến trường, cái chúng ta đối mặt là thị trường, thậm chí không phải là thị trường, chúng ta đang đối mặt với một mãi trường, cái gì cũng đều có giá cả, cái gì cũng có thể định giá. Dưới sự kiểm soát của chúng, quân đội đã thành vũng bùn nhơ, vũng bùn này không phải là do kẻ địch mắc kẹt trong đó không rút ra được, mà là chính bản thân chúng ta bị mắc kẹt trong đó không thể rút ra được.”
Thu được 10 triệu nhân dân tệ trong một đám tang
Ngoài việc mua bán quan chức rất minh bạch, còn chưa kể đến các hành vi hối lộ trực tiếp, gián tiếp, và nhiều biến tướng khác.
Năm 2015, bài báo “Cảm thán của một vị hồng nhị đại” được đăng trên mạng đại lục, đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Tác giả tự xưng là nguyên Phó tư lệnh Quân khu Phúc Châu Đặng Lỗ Diên, con trai cả của Đặng Khắc Minh, thiếu tướng từ thời ĐCSTQ kiến lập chính quyền.
Mở đầu bài báo viết: “Hiện tượng tham nhũng hủ bại trong quân đội là rất nghiêm trọng. Về phương diện liễm tài, nó còn đen tối hơn, mãnh liệt hơn và ngang ngược hơn so với các quan chức tham nhũng của chính quyền địa phương”, Đặng Lỗ Diên cũng nói về một trong những sự kiện mà bản thân đã từng trải: Vào tháng 8/2011, Tả Anh, vợ của Lưu Bồi Thiện, nguyên chính ủy quân khu Phúc Châu và là cựu phó chủ nhiệm Đại hội nhân dân Thượng Hải, chết vì bệnh, hai mươi mấy lính trẻ của quân đội Phúc Châu tham gia nghi thức cáo biệt, bản thân Đặng Lỗ Diên đã chính mắt nhìn thấy khách dâng cống lượng lớn lễ vật bằng vàng, cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Tối hôm đó, ông nói chuyện với một người bạn về việc này, và người bạn nói: “Con trai cả của Lưu Bồi Thiện là Lưu Hiểu Dong (trung tướng), Phó Chính ủy (kiêm Thư ký Ủy ban Kỷ luật) của Tổng bộ hậu cần Quân giải phóng, và em trai ông ta là Lưu Thắng (trung tướng), Phó tổng cục trưởng Tổng cục vũ trang Quân giải phóng. Bạn có biết tại Thượng Hải họ có bao nhiêu đơn vị cấp dưới không? Hàng chục đơn vị đó! Táng lễ ‘mẹ’ của họ, đơn vị cấp dưới nào dám chểnh mảng? Lần này nếu thu nhập chục triệu tệ thì cũng là bình thường!”
Tác giả viết: “Sau khi trở về Phúc Châu từ Thượng Hải, trong nửa năm tôi hiếm khi nói chuyện. Vào ngày 28/10, ngày mất của cha tôi, tôi đến nghĩa trang và nói với cha mẹ tôi: ‘Đảng của chúng ta đã kết thúc, quân đội của chúng ta đã kết thúc, đất nước của chúng ta đã kết thúc, và dân tộc của chúng ta đã kết thúc rồi.”
Bài báo này, vẫn có thể được tìm thấy trên “Triết Giang tri thanh võng”, được xuất bản vào ngày 15/8/2015, và sự tình được nói rất cụ thể. Cho đến nay, Đặng Lỗ Diên vẫn chưa xuất diện bác bỏ rằng bài báo này không phải do ông viết. Do đó, độ tin cậy tương đối cao.
Từ năm 2013 đến năm 2017, Tập Cận Bình đã dựa vào Thường ủy Cục Chính trị ĐCSTQ và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đả hổ chống tham nhũng. Rất nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ tham tiền háo sắc vô cùng sợ hãi, một số kẻ tội nghiệt thâm trọng đã thà chọn cách tự sát.
Tướng Lưu Á Châu nói rằng ông đã cho người thống kê, từ năm 2015 đến ngày 6/7/2016, “trong quân đội đã có hơn 30 người tự sát”. Nếu thêm vào trước và sau đó, thì số quân quan tự sát khả năng còn nhiều hơn.
Tham nhũng hủ bại của quân đội ĐCSTQ đứng đầu thế giới
Đánh giá từ những thông tin đã được tiết lộ, tham nhũng hủ bại của quân đội ĐCSTQ đứng đầu trên thế giới. Cục diện này hình thành như thế nào?
Chủ yếu có ba nguyên nhân:
Thứ nhất, Tập Cận Bình “bắt giặc không bắt vương”. Cho đến nay, ông ta vẫn chưa bắt giữ Giang Trạch Dân, kẻ đứng sau các phần tử tham nhũng tối nghiêm trọng và tối cao tầng của ĐCSTQ.
Thứ hai, chỉ có một số rất nhỏ “những quả trứng không may” bị điều tra xử lý, số chưa bị điều tra xử lý còn rất nhiều nữa. Ví dụ, Thiếu tướng Trương Kim Xương của ĐCSTQ đã đăng một bài báo trên tờ “Viêm Hoàng xuân thu”, tiết lộ rằng Vương Thụ Nghiệp, cựu Phó tư lệnh Hải quân, đã khai ra hơn 40 người đồng án với ông ta, nhưng không ai trong số họ bị truy cứu, trái lại còn được đề bạt trọng dụng.
Thứ ba, căn nguyên dẫn đến sự tha hóa trong quân đội của ĐCSTQ chính là “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội”. Quyền lực tuyệt đối tất yếu dẫn đến hủ bại tuyệt đối.
T.P