Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngTại sao Thời báo Hoàn Cầu lại xúi Việt - Đài đối...

Tại sao Thời báo Hoàn Cầu lại xúi Việt – Đài đối đầu quân sự ở Trường Sa?

Đây là mũi tên độc của Thời báo Hoàn Cầu và nhằm vào không chỉ một mục đích duy nhất: Bôi nhọ Việt Nam theo kiểu gắp lửa bỏ tay người.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 12/12 đăng bài “Truyền thông Đài Loan: Nếu Việt Nam phái quân ‘xâm phạm’ đảo Ba Bình, quân Đài Loan rất có khả năng không chống cự nổi” nhằm kích động đối đầu quân sự ở Biển Đông.

Tờ báo này lộ rõ ý đồ khi bình luận về việc giới chức đảo Đài Loan tổ chức cắt băng khánh thành một ngọn đèn biển, cầu tàu xây mới và cải tạo sân bay quân sự (bất hợp pháp) trên đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 12/12 trong khi sử dụng một bài báo của China Times, Đài Loan tháng 4 năm ngoái.

Ngày 12/12, một nhóm quan chức Đài Loan đã đổ bộ (bất hợp pháp) xuống đảo Ba Bình và tiến hành các hoạt động nêu trên nhằm tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với quần đảo Trường Sa sau khi ông Mã Anh Cửu phải hủy bỏ kế hoạch đổ bộ bất hợp pháp vì áp lực từ Mỹ. Thời báo Hoàn Cầu bình luận:

“Trên thực tế hoạt động mở rộng và tạo mới không chỉ nạo vét sâu lòng cảng, kéo dài cầu tàu mà còn sử dụng phương thức bồi lấp, tôn tạo để kéo dài đường băng quân sự trên đảo từ vài trăm mét lên trên 1000 mét, để máy bay vận tải quân sự có thể cất hạ cánh.

Ngoài tàu khu trục lớp Cơ Đức không thể cập cảng cầu tầu trên đảo Ba Bình, các tàu tuần tra lớp Thành Công, Khang Định, Tế Dương và tàu đổ bộ Húc Hải, xe lội nước đổ bộ Trung Hòa của hải quân Đài Loan đều có thể sử dụng cầu cảng này.

Ngày 12/12 cũng có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt. Truyền thông Đài Loan nói rằng, ngày 12/12/1946 là ngày Đài Loan ‘thu hồi’ (thực chất là thừa cơ chiếm đóng bất hợp pháp) đảo Ba Bình sau khi Thế chiến II kết thúc.

Do đó Bộ Quốc phòng Đài Loan đã lên kế hoạch lấy ngày này để tổ chức cắt băng khánh thành các công trình để tuyên bố chủ quyền. Kế hoạch mở rộng và tôn tạo các công trình trên đảo Ba Bình mà phía Đài Loan đặt ra đến tháng 1/2016 mới hoàn thành. Trong khi đó hơn chục năm qua việc xây dựng cải tạo trên đảo Ba Bình khá chậm chạp.

Việc tăng tốc xây dựng các công trình này là vì Đài Loan cảm thấy nguy cơ ngày càng tăng. Năm ngoái, nhiều doanh nghiệp và công dân Đài Loan làm ăn tại Việt Nam đã bị (một số phần tử quá khích lợi dụng hoạt động tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam) tấn công.”

Thời báo Hoàn Cầu kích động tiếp: “Tờ China Times (Đài Loan) nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục ‘khiêu khích’, thậm chí điều quân đổ bộ đảo Ba Bình, quân Đài Loan rất có thể ở vào thế hạ phong.

Báo này nói, đảo Ba Bình đã nằm ngoài phạm vi tác chiến của F-16 Đài Loan, kể cả P-3C cũng chỉ có thể cầm cự được từ 12 đến 17 giờ, cho dù có thể giữ được trận địa phòng không trên đảo Ba Bình khoảng 5 đến 6 giờ nhưng lại thiếu ưu thế không quân, lực lượng hải quân Đài Loan lại phải đối mặt với không quân và tàu ngầm Việt Nam ưu thế hơn hẳn thì rất khó đỡ.

Ngoài ra, Việt Nam còn mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga, đến 2016 là toàn bộ 6 chiếc đã vào biên chế. Tháng 3 năm nay, truyền thông Đài Loan còn đưa tin Việt Nam đã tăng cường lực lượng pháo binh ở Trường Sa”.

Vài lời nhận xét: Đúng là China Times Đài Loan có bài viết bàn đến khả năng Việt Nam thu hồi đảo Ba Bình, nhưng không liên quan gì đến sự kiện 12/12/2015 mà Thời báo Hoàn Cầu vừa nêu. Bài viết này đăng trên China Times ngày 14/9 năm ngoái. 

RELATED ARTICLES

Tin mới