Đài Loan có thể buộc phải đối mặt với tình trạng bão hòa của các cuộc tấn công bằng tên lửa và tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng, trong một cuộc chiến nhằm duy trì sự độc lập hỏi Trung Quốc. Theo các chuyên gia, việc áp dụng các mẹo từ Ukraine có thể mang lại lợi ích cho sự tồn vong của nước này.
Nga đã và đang sử dụng nhiều loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) để gây thiệt hại cho quân đội Ukraine và cơ sở hạ tầng của đất nước. Trong khi lực lượng phòng thủ Ukraine vẫn còn nguyên vẹn, họ đã không thể ngăn chặn khả năng tiến hành các cuộc tấn công tên lửa của quân đội Nga.
Đô đốc đã nghỉ hưu Mark Montgomery, người từng là giám đốc cấp cao của Trung tâm Đổi mới Công nghệ và Không gian mạng, và là thành viên cấp cao của Tổ chức Bảo vệ các nền Dân chủ, nói với The Epoch Times rằng “đây là một bài học để Đài Loan học hỏi”. Ông giải thích rằng điều này là rất cấp thiết đối với quốc gia Đông Á nhỏ bé, trong việc tăng cường khả năng phòng không tầm ngắn đến tầm trung của mình để chống lại cả tên lửa hành trình và SRBM khi một cuộc xâm lược có thể xảy ra từ Trung Quốc đang cận kề.
Chính quyền Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù hòn đảo này đã được quản lý như một thực thể riêng biệt trong hơn bảy thập kỷ. Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiểm soát hòn đảo bằng vũ lực, nếu cần thiết.
Vào tháng 2, Hoa Kỳ đã thông qua việc bán thiết bị và dịch vụ trị giá 100 triệu USD cho Đài Loan để “duy trì, bảo dưỡng và cải tiến” hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của mình. Theo tuyên bố của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, các đề xuất nâng cấp cho hệ thống phòng không sẽ “giúp cải thiện an ninh của bên nhận và hỗ trợ duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự, kinh tế và tiến bộ trong khu vực”.
Không giống như Ukraine, Đài Loan phải đối mặt với một mối đe dọa lớn từ biển. Để đạt được mục tiêu đó, ông Montgomery cho biết phiên bản trên đất liền của tên lửa chống hạm Harpoon Black II sẽ “gây rất nhiều thiệt hại cho lực lượng xâm lược [hải quân] trong nước”. Là một phần của hợp đồng Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon (HCDS) vừa được trao cho Đài Loan, gần 500 triệu USD đã được cấp cho Boeing để bắt đầu quá trình cung cấp “100 đơn vị vận chuyển bệ phóng, 25 đơn vị radar và thiết bị huấn luyện HCDS”.
Bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng
Sau khi Nga xâm lược Bán đảo Crimea vào năm 2014, Nga đã cố gắng loại bỏ nguồn điện của hàng chục nghìn công dân ở miền tây Ukraine. Trong những năm tiếp theo, một loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ Ukraine, hệ thống ngân hàng của đất nước, v.v. đã xảy ra sau đó.
“Rõ ràng, người Ukraine đã nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng, vì [quốc gia Đông Âu] đã cải thiện hơn nhiều trong việc chống lại [các cuộc tấn công mạng của Nga] vào năm 2022 so với những năm trước đây”, theo ông Montgomery. “Đài Loan có thể học hỏi từ điều đó”.
Tuy nhiên, một ngày trước cuộc xâm lược, quân đội và cơ sở hạ tầng của Ukraine đã phải đối mặt với một cuộc tấn công mạng quy mô lớn của Trung Quốc, theo một báo cáo.
Trong khi đó, chỉ riêng các cơ quan chính phủ Đài Loan đã phải nhận khoảng 2,5 triệu cuộc tấn công và thăm dò mạng mỗi ngày từ Trung Quốc, một quan chức cho biết.
Sự cố mất điện hàng loạt ở Đài Loan vào đầu tháng 3 càng củng cố thêm mối quan tâm của ông Montgomery về chiến tranh mạng. Trong khi sự cố mất điện được cho là do “sơ suất trong hoạt động”, ông cho biết chính quyền Trung Quốc sẽ không ngừng tìm kiếm các lỗ hổng đối với các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng quan trọng của hòn đảo. “Đài Loan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cải thiện trò chơi an ninh mạng của họ”, ông Montgomery nói.
Huấn luyện người dân
Thường dân Ukraine đã được huấn luyện cho chiến tranh như một tuyến phòng thủ cấp hai, tham gia các cuộc tập trận để tăng cường khả năng chiến đấu và hỗ trợ quân đội Ukraine. Theo chuyên gia an ninh toàn cầu Benjamin Varlese, “việc sử dụng dân thường để hỗ trợ bảo vệ đất nước là một chiến lược hiệu quả”. Ông nói: “Không chỉ dân thường sơ cứu cho những người bị thương, mà họ còn thành công trong việc ngăn chặn các bước tiến của quân đội Nga”.
Trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, Đài Loan cũng đã huấn luyện cách sơ cứu và chuẩn bị cho công dân của mình hỗ trợ các lực lượng vũ trang của hòn đảo.
“Công dân Đài Loan chắc chắn có thể được sử dụng để làm chậm một cuộc xâm lược từ Trung Quốc, buộc những gì có thể là một cuộc xâm lược quân sự nhanh chóng thành một cuộc nổi dậy kéo dài hơn nhiều”.
Ông nói thêm: “Bất kỳ sự trì hoãn nào như vậy đối với một cuộc xâm lược đều có thể khiến chế độ Trung Quốc tạm dừng chiến thuật và buộc họ phải suy nghĩ lại về chiến lược của mình.
Theo ông Varlese, “cửa sổ hẹp khi xung đột Nga Ukraine mở ra” vì Trung Quốc hiện nhận thấy mình “không hoàn toàn như trước” khi xảy ra xung đột, sau khi chứng kiến phản ứng thống nhất của phương Tây đối với hành động gây hấn của Moscow.
“Trước khi mọi thứ bắt đầu leo thang nghiêm trọng hơn, việc huấn luyện nhóm thường dân rõ ràng là điều cần được xem xét nghiêm túc như một biện pháp răn đe”.
Vượt qua gánh nặng tài chính
Là đồng minh đáng gờm nhất của Đài Loan, Mỹ đang phải chứng kiến cái giá ngày càng lớn về tiền bạc và sinh mạng do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra, theo ông Montgomery.
Ông nói: “Rất tốn kém trong việc giải quyết sự xâm lược và tác động của một quốc gia độc tài như Nga, và điều tương tự cũng đúng với Trung Quốc”.
Tính đến ngày 22/4, Washington đã cam kết hỗ trợ an ninh 3,4 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược và hơn 4 tỷ USD kể từ khi bắt đầu chính quyền ông Biden, theo Lầu Năm Góc.
Nếu Nga thất bại, ông Montgomery cảnh báo về chi phí tương lai để tái thiết Ukraine sau khi cuộc xâm lược kết thúc. Ông nói: “Rõ ràng là chúng ta sẽ được phục vụ tốt hơn nhiều nếu các khoản đầu tư và các biện pháp trừng phạt được thực hiện ngay trước thềm cuộc khủng hoảng, vì điều này có thể đã ngăn cản Nga”.
Nhưng bởi vì Nga không bị ngăn cản, ông Montgomery nói, “Hoa Kỳ bây giờ sẽ tốn nhiều chi phí hơn để dọn dẹp mớ hỗn độn”.
Theo ông Montgomery, quyết định đầu tư toàn bộ vào việc bảo vệ Đài Loan không thể chờ đợi. “Mỹ không thể chờ đợi những thông tin tinh vi, nhưng bài học từ Nga là sự răn đe đòi hỏi phải có hành động trước cuộc khủng hoảng, [nói thêm rằng] đã quá muộn một khi cuộc khủng hoảng bắt đầu”.
T.P