Wednesday, December 25, 2024
Trang chủQuân sự1 sự kiện vừa diễn ra ở Trung Á có thể "khai...

1 sự kiện vừa diễn ra ở Trung Á có thể “khai tử” toàn bộ UAV chiến thuật hiện có của Nga?

Quân đội Tajikistan chỉ vỏn vẹn 8.800 nhân lực nhưng tại nước này vừa diễn ra 1 sự kiện quân sự quan trọng có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai chiến thuật trong Quân đội Nga?

Cùng với tên lửa hành trình, UAV Qasef-1 của Houthi với tính năng tương tự Ababil-2 của Iran đã gây nên vụ tập kích kinh hàng vào các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi vào ngày 14/9/2019.

Nước phía bắc Afghanistan sở hữu hẳn một nhà máy UAV?

Một sự kiện vừa diễn ra tại Tajikistan – nước láng giềng phía bắc của Afghanistan và đồng thời cũng là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu có thể đang thu hút sự chú ý của tất cả các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới.

Cụ thể là vào ngày 17/5, một nhà máy sản xuất Máy bay không người lái (UAV) trinh sát và tấn công Ababil-2 đã được khánh thành tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan.

Buổi lễ khánh thành diễn ra trước sự chứng kiến ​​của Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, Tướng Mohammad Bagheri và Bộ trưởng Quốc phòng Tajikistan Sherali Mirzo.

Ababil là một dòng UAV do Công ty Công nghiệp Sản xuất Máy bay Iran (HESA) sản xuất với 2 biến thể chính là Ababil-2 và Ababil-3.

Được chính thức được công bố vào cuối những năm 1990, Ababil-2 có khả năng trinh sát hạn chế tuy nhiên có thể được sử dụng như mục tiêu bay hoặc một loại đạn dược lảng vảng (UAV tự sát).

Không có nhiều mô tả về thông số chi tiết của Ababil-2, tuy nhiên Ababil-3 lớn hơn được đánh giá là có năng lực hơn Ababil-2 sở hữu tốc độ bay tối đa là 200 km/h, tầm hoạt động 100 km, trần bay 5 km và độ bền bay trong 4 giờ.

Nhìn chung, các UAV Ababil được mô tả là “rẻ, đơn giản và dễ vận hành” và đã được xuất khẩu rộng rãi ở Trung Đông và các nơi khác.

Ababil đã tham chiến ở nhiều chiến trường bao gồm Syria, Iraq, Lebanon và đặc biệt là các biến thể khét tiếng “Qasef” được lực lượng Houthi sử dụng rộng rãi ở Yemen – bao gồm cả cuộc tấn công các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi vào năm 2019.

“Bé” như QĐ Tajikistan cần gì lắm UAV?

Theo báo cáo được Global Fire Power (Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu) vào đầu năm 2022, Quân đội Tajikistan chỉ có 8.800 nhân lực và việc một lực lượng vũ trang nhỏ bé như vậy khánh thành hẳn một nhà máy sản xuất UAV quân sự có thể đặt ra nhiều câu hỏi.

Trong bối cảnh các mối đe dọa xuất hiện ở phía nam sau khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan và các tranh chấp biên giới âm ỉ với Kyrgyzstan, Tajikistan hiện đang phụ thuộc về quân sự vào nước đứng đầu CSTO – Nga đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Dushanbe đã liên tục được Moscow cung cấp vũ khí cũng như phối hợp tổ chức các cuộc tập trận quân sự.

Có thể thấy để phục vụ nhu cầu về phòng thủ của mình, Tajikistan rõ ràng có thể có các cách tiếp cận dễ dàng hơn đó là mua một số lượng nhỏ UAV hiện đại có sẵn trên thị trường thế giới – thậm chí là “lấy từ kho” của Quân đội Nga – như các khí tài hạng nặng khác.

Vậy mục đích cuối cùng của hành động này là gì?

Câu trả lời sẽ “khai tử” toàn bộ UAV chiến thuật hiện có của QĐ Nga?

Có lẽ, câu trả lời nằm trong bình luận của vị khách quý đến từ Tehran nhân sự kiện xảy ra.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tướng Boqiri lưu ý:

“Hiện chúng tôi đang ở một vị trí mà ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước – có thể xuất khẩu thiết bị quân sự sang các nước đồng minh và thân thiện nhằm tăng cường an ninh và hòa bình lâu dài”.

Trong bài phân tích về năng lực tấn công yếu và đề xuất thay thế các UAV chiến thuật hiện có trong Quân đội Nga hiện tại được Svpressa.ru đăng tải ít giờ trước, nhà phân tích quân sự Nga Sergey Ischenko đã đưa ra một giả thuyết khá thuyết phục như sau:

“Quân đội của chúng ta (Nga) sẽ phải làm gì? Chờ cho đến khi ngành công nghiệp hàng không vũ trụ sản xuất ra thứ gì đó tử tế? Từ lâu đã rõ ràng là Nga không có thời gian cho việc này…

“Nhưng cũng có thể đếm trên đầu ngón tay những đối tác nước ngoài khả dĩ có thể nhanh chóng cung cấp thứ gì đó tử tế, đồng thời không sợ hãi trừng phạt từ Mỹ – ngoại trừ Iran.

Đã có các cuộc tiếp xúc công khai đầu tiên giữa Moscow và Tehran về vấn đề này… Bên lề triển lãm MAKS-2019, Thứ trưởng quốc phòng Iran, Tướng Abdolkarim Banitaraf đã hé lộ rằng Nga đã bày tỏ sự sẵn sàng mua một lô UAV từ nước ông…

Tuy nhiên một thỏa thuận bán UAV cho Nga bất chấp những cảnh báo của người Mỹ chắc chắn sẽ có khả năng phá hoại các cuộc đàm phán kéo dài của Iran ở Vienna… Tôi (Sergey Ischenko) đưa ra giả thuyết rằng Tehran và Moscow đã tìm ra một phương án “đôi bên cùng có lợi”.

Việc lắp ráp nhanh chóng các thiết bị được Quân đội Nga quan tâm nhất sẽ được tiến hành ở Tajikistan. Và sau đó việc đưa thành phẩm tới đâu – là vấn đề của Dushanbe.

Tôi xin lưu ý rằng sự phụ thuộc của Tajikistan vào Nga đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các hy vọng của Tajikistan được kết nối với Nga và cụ thể là Căn cứ Quân sự 201.

Có thể thấy so với nó, việc lắp ráp các UAV Iran và bán lại cho Nga với hàng chữ “Made in Tajikistan” là việc vặt vãnh”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới