Sunday, December 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSự kýĐẠI SỰ KÝ VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO...

ĐẠI SỰ KÝ VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA KỲ II

Kỳ II.

– Ngày  6-6-1909 :  Phó  vương  Tổng  đốc  Lưỡng  Quảng (gồm hai tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông và Quảng Tây) đã phái hai pháo thuyền nhỏ do Thủy sư Đô Đốc Lý Chuẩn  chỉ  huy,  tiến  hành  một  cuộc  đổ  bộ  chớp  nhoáng (24 giờ) lên vài đảo của Hoàng Sa. Pháp không có một sự phản kháng nào.

– Năm 1920 :  Một  công  ty  của Nhật,  Mitsui-Bussan  Kaisha, sau  khi  liên  hệ  hỏi  nhà cầm  quyền  Pháp  đã tiến  hành khai thác phốt phát trên một số đảo.

– Từ năm 1920 : Pháp thực hiện việc kiểm soát trên biển và kiểm soát hải quan đối với quần đảo Hoàng Sa.

– Ngày  30-3-1921 :  Thống  đốc  quân  sự  Quảng  Đông cho biết là Chính phủ quân sự Miền Nam đã quyết định sáp  nhập  về  mặt  hành  chính  quần  đảo  Hoàng  Sa vào Nhai Huyện (đảo Hải Nam). Nước Pháp không phản đối.  (Tuy vậy, có một thực tế là Chính phủ Quảng Đông lúc đó không được Chính quyền Trung ương Trung Quốc và các nước khác công nhận).

– Từ năm 1925, việc nghiên cứu khoa học về quần đảo Hoàng  Sa do  một  phái  đoàn  đứng  đầu  là tiến  sĩ A.Krempf, Giám đốc Viện Hải Dương học lãnh đạo thực hiện trên tàu lưới kéo De Lanessan. Sau đó tàu hải dương học  này  lại  thực  hiện  nhiệm  vụ  nghiên  cứu  quần  đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp.

–  Năm 1927 :  Tổng  lãnh  sự  Nhật  Bản,  ông  Kurosawa,  yêu cầu các quan chức Pháp  ở Đông Dương cung cấp những thông tin về quy chế lãnh thổ của quần đảo Trường Sa.

– Tháng 11 năm 1928 : Công ty phốt phát mới của Hoa Kỳ đã xin Thống đốc Nam Kỳ cấp phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa.

– Tháng 7 năm 1927 : Tàu De Lanessan thăm chính thức quần đảo Trường Sa.

– Ngày 15-6-1929, Thống đốc Nam Kỳ viết thư cho Đại Tá, Chỉ huy trưởng Hải quân tại Đông Dương, thông báo cho ông ta biết sự mong muốn của Toàn quyền phái một chuyến tàu ra đảo Trường Sa hay Bão Tố, đảo này đã được sáp nhập về mặt hành chính vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ).

– Ngày  13-4-1930 :  Toàn  quyền  Đông  Dương  đã phái thông  báo  hạm  La Malicieuse tới  quần  đảo  Trường  Sa. Các  thành  viên  của tàu  đã  kéo  quốc  kỳ  Pháp  trên  một điểm cao. Thông cáo ngày 23-9-1930 đã thông báo cho các cường  quốc  khác  về  sự  chiếm  đóng  của Pháp  trên  quần đảo Trường Sa.

– Năm 1931 :  Trung  Quốc  cho  đấu  thầu  việc  khai  thác  phân chim  trên  quần  đảo  Hoàng  Sa.  Chính  phủ Pháp  đã gửi thông điệp cho công sứ quán Trung Quốc tại Paris ngày 4-12-1931 về yêu sách các đảo.

– Ngày  29-4-1932 :  Kháng  nghị  của Chính  phủ  Pháp nêu  rõ  các  danh  nghĩa lịch  sử  và các  bằng  chứng  về  sự chiếm hữu của An Nam, sau đó là của Pháp.

Cùng năm này, Pháp đề nghị đưa vụ tranh chấp này ra các tòa án quốc tế và Trung Quốc đã phản đối đề nghị này.

– Ngày  13-4-1933 :  một  hạm  đội  nhỏ  thuộc  các  lực lượng Hải quân Pháp ở Viễn Đông, dưới sự chỉ huy của Trung tá Hải quân De Lattre rời Sài Gòn đến đảo Trường Sa (gồm  thông  báo  hạm  La Malicieuse). Sự  chiếm  hữu tiến hành theo nghi thức cổ xưa – đó là một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản. Mỗi đảo nhận một văn bản, được đóng kín vào trong một cái chai rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một điểm  ấn  định  và cố định trên mặt đất, người ta kéo lên lá cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo.

– Năm 1933 :  Theo  Nghị định  ngày  26-7,  Chính  phủ  Pháp công bố việc chiếm hữu của Hải quân Pháp đối với quần đảo  Trường  Sa  (Từng  đảo  một  được  ghi  lần  lượt).  Và theo Nghị định ngày 21-12 của cùng năm đó, Thống đốc Nam  Kỳ  J.  Krautheimer  sáp  nhập  chính  thức  quần  đảo Trường Sa vào Tỉnh Bà Rịa.

– Năm 1937 :  Kỹ sư trưởng công chính Gauthier, nhân  danh chính quyền thuộc địa Pháp, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu  khả năng  xây  dựng  các  công  trình  biển  và hàng không tại quần đảo Hoàng Sa và xây dựng một hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa.

– Năm 1938-1939 : Kết quả  của chuyến  nghiên  cứu  Gauthier được mở rộng. Pháp phái các đơn vị cảnh vệ tới các đảo. Theo Nghị định ngày 15-6-1938. Jules Brévié, Toàn quyền Đông Dương, (sau  khi Hoàng  đế Bảo Đại  ký dụ  chuyển quần  đảo  Hoàng  Sa từ  tỉnh  Nam  Ngãi  sang  tỉnh  Thừa Thiên).

–  Ngày  5-5-1939 : Toàn  quyền  Đông  Dương  Jules Brévié, đã sửa đổi Nghị định trước  và thành lập  hai  đại lý trên quần đảo Hoàng Sa.

Một  tấm  bia được  dựng  lên  trên  đảo  Hoàng  Sa (Pattle)  vào  năm  1938 với  dòng  chữ  “Cộng  hòa  Pháp –  Vương quốc  An  Nam  –  Quần  đảo  Hoàng Sa  –  1816 – Đảo Pattle  1938”. Trên  quần  đảo  Hoàng  Sa,  có  một  hải  đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến được đặt trên đảo Hoàng Sa. Các công việc đó cũng sẽ được tiến hành đối với quần đảo Trường Sa, trên đảo Ba Bình (Itu Aba).

– Năm 1939 :  Ngày  31-3,  Chính  phủ  Nhật  Bản  (Bộ  Ngoại giao) tuyên bố sự kiểm soát của họ trên quần đảo Trường Sa.  Thông  báo  được  chuyển  tới  Đại  Sứ  quán  Pháp  bằng một thông điệp khẳng định rằng Nhật Bản là người đầu tiên thám  hiểm quần đảo  vào năm 1917. Nhật Bản nhận xét  là  ở đó  không  có  một  quyền  lực  hành  chính  địa phương nào và cho đó là một tình trạng có hại cho quyền lợi  của Nhật  Bản.  Ngày  4-4 năm  đó,  nước  Pháp  đưa ra phản kháng.

Trong  số các  nước  thứ  ba,  phải  ghi  nhận  lập  trường của nước  Anh,  đã được  xác  định  trong  cuộc  tranh  luận ngày 5-4 của Hạ Nghị viện. Đại diện Bộ Ngoại giao Anh lúc đó khẳng định “chủ quyền trọn vẹn của nước Pháp”.

– Ngày 1-12-1943 : Thông cáo chung của Hội nghị Tam cường Anh -Mỹ – Trung tại Cairo khẳng định ý chí buộc Nhật  Bản  phải  trao  trả  lại  cho  Trung  Hoa dân  quốc  các lãnh thổ mà Nhật Bản đã ăn cướp của họ (Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ).

– Ngày  9-3-1945 :  Đơn  vị Đông  Dương  trên  quần  đảo Hoàng Sa bị hải quân Nhật bắt làm tù binh. Người Nhật chỉ rút khỏi quần đảo Hoàng Sa vào năm 1946. Họ được một  phân  đội  bộ binh  Pháp  đổ  bộ  từ  tàu  Savorgnan  de Brazza đến thay thế  ngay từ tháng 5,  nhưng đơn  vị  này chỉ ở đó vài tháng.

Các toán quân của Tưởng Giới Thạch lấy cớ giải giáp quân đội Nhật Bản đã đổ bộ lên Hoàng Sa vào tháng 11-1946 và lên một đảo của quần đảo Trường Sa vào tháng 12-1946.

– Ngày 2-8-1945 : Tuyên bố Postdam.

Còn tiếp Kỳ III.

 

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới