Sunday, December 22, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTập Cận Bình tặng gì cho Ả Rập Xê-Út để yên ổn...

Tập Cận Bình tặng gì cho Ả Rập Xê-Út để yên ổn “quyến rũ” Iran?

Ông Tập Cận Bình đã quyết định rời khỏi băng ghế dự bị, lao vào “vùng biển bão tố”, biến khủng hoảng ở Trung Đông thành cơ hội, theo chuyên gia người Mỹ.

Ông Tập Cận Bình và Quốc vương Ả Rập Salman trong chuyến thăm tới cung điện Al-Muraba’a.

Không thuận lợi, nhưng không thể trì hoãn

Chuyên gia Gal Luft, Giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu (IAGS – Mỹ) nhận định, đầu năm 2016 không phải là thời điểm tốt cho chuyến công du quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Trung Đông.

Vụ xử tử giáo sĩ dòng Shitte Sheikh Nimr al-Nimr, tiếng nói phản đối trong cộng đồng thiểu số người Shitte ở Ả Râp Xê-Út, các mối quan hệ ngoại giao giữa Iran và một số quốc gia Hồi giáo dòng Sunni bị cắt đứt là những trở ngại chính cho chuyến thăm của ông Tập.

Ban đầu, theo dự định, những chặng dừng chân trên chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc sẽ bao gồm Ai Cập, Ả Rập Xê-Út và UAE – đều là những quốc gia mà người Sunni chiếm đa số.

Việc Tập Cận Bình gặp gỡ các nguyên thủ người Sunni trong thời điểm căng thẳng giữa họ với Iran tăng cao có thể sẽ tạo ra ấn tượng rằng, Trung Quốc ủng hộ người Sunni hơn, phá hỏng chính sách trung lập mà bấy lâu nay Bắc Kinh theo đuổi ở Trung Đông.

Tuy nhiên, việc hoãn chuyến công du này lần thứ hai trong chưa đầy 1 năm cũng sẽ để lại hậu quả.

Trước đó, kế hoạch đi tới Trung Đông của Tập Cận Bình vào mùa xuân năm 2015 đã bị hoãn lại sau khi liên minh các quốc gia Sunni do Ả Rập Xê-Út dẫn đầu, tiến hành chiến dịch quân sự ở Yemen nhằm tiêu diệt lực lượng Houthis do Iran hậu thuẫn.

Kể từ khi nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc đã tới hầu hết các khu vực trên thế giới, trừ Trung Đông. Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường cũng vậy.

Vì lẽ đó, việc trì hoãn thêm một lần nữa sẽ là một dấu hiệu cho thấy, chính sách ngoại giao của Trung Quốc rất dễ bị kẻ khác gây ảnh hưởng.

Những bước đi “dọn đường”

Ông Guft chỉ ra, Bắc Kinh đã có nhiều tuần bận rộn chuẩn bị cho chính sách ở Trung Đông trước khi Tập Cận Bình đặt chân tới khu vực này.

Ngay từ trước khi vị giáo sĩ đáng kính người Shitte bị tử hình, ông Tập đã tìm cách đưa Trung Quốc dấn sâu cuộc khủng hoảng ở Syria khi mời Ngoại trưởng Syria và thủ lĩnh nhóm đối lập Syria SNC tham dự cuộc gặp cấp cao ở Bắc Kinh nhằm thúc đẩy giải pháp hòa bình.

Ngày 13/1, Bắc Kinh công bố Văn Bản Chính sách Ả Rập – một tài liệu tuy còn khá mơ hồ, song là lần đầu tiên Trung Quốc chủ động nói lên lợi ích của mình ở Trung Đông.

Tiếp đó, sau vụ lục soát Đại sứ quán Ả Rập ở Tehran, Tập Cận Bình đã cử Thứ trưởng Ngoại giao tới Tehran và Riyadh, kêu gọi 2 bên cùng bình tĩnh.

Còn bản thân ông, thay vì tới UAE như dự kiến, Tập Cận Bình sắp xếp lại lịch trình với một điểm dừng chân mới: Iran và khiến mình trở thành nguyên thủ đầu tiên đặt chân tới quốc gia này sau khi các lệnh trừng phạt từ phương Tây được dỡ bỏ.

Để cho cân bằng và tránh gây cảm giác thiên vị, Tập Cận Bình đã mang tới cho Ả Rập một món quà an ủi: Cùng chung quan điểm với Ả Rập Xê-Út, tuyên bố ủng hộ chính phủ Yemen trong cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với Iran.

Một động thái ngoại giao “trên mức bình thường” như thế này có thể khiến nhiều người người, vốn quen với việc Trung Quốc tránh can thiệp vào các xung đột nội bộ, bất ngờ.

Một số người nói rằng, đó là những bước đi chiến thuật nhằm bảo toàn cơ hội kinh doanh tốt của Trung Quốc với cả 2 bên.

Cũng đúng. Song sẽ là sai lầm nếu cho rằng, động thái mới nhất của Trung Quốc chỉ mang mục đích kinh tế, theo chuyên gia người Mỹ.

“Hiểu rằng Trung Đông đóng một vai trò rất quan trọng, không thể để tuột vào tay người khác và rằng, bỏ qua khu vực này sẽ khiến chính mình gặp nguy hiểm, Trung Quốc đã không thể ngồi yên nhìn khu vực này rơi vào tình trạng hỗn loạn”.

Trong suốt nhiều tháng qua, Bắc Kinh đã ngờ rằng Mỹ không còn quan tâm tới khu vực này như cách đây một nửa thế kỉ trước. Nga thì đã từ bỏ quan điểm trung lập từng duy trì đối với khu vực này kể từ sau kỷ nguyên Xô Viết.

Không thể can dự, nhưng có thể kiểm soát

Có lý do để sự bất đồng giữa người Sunni và Shitte là vấn đề lớn buộc Trung Quốc phải lo lắng.

Là nơi trong những nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, khu vực Vịnh Ba Tư đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế khát tài nguyên của Trung Quốc.

Nếu Iran, Ả Rập Xê-Út và các đồng minh Sunni của nước này bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh thì các cơ sở hạ tầng dầu mỏ sẽ bị phá huỷ, giá dầu thô tăng vượt trần, nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại.

Khi mà hơn một nửa nguồn cung dầu mỏ cho Trung Quốc là từ Vịnh Ba Tư, thì một cuộc khủng hoảng kiểu như thế này sẽ khiến Bắc Kinh bị tổn thương hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào khác.

Ông Guft đánh giá, mong muốn hợp tác với một Trung Đông không có bất ổn sắc tộc xuất phát từ những điểm chính trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh thế kỉ 21: Sáng kiến Một Vành đai, một Con đường.

Trung Quốc đã cam kết đầu tư hàng tỉ USD cho dự án phát triển kinh tế, tạo hành lang thương mại nối Trung Quốc với trái tim của châu Âu, biến Tân Cương thành cửa ngõ cho cả Trung và Nam Á trong tương lai.

Tuy nhiên, bất ổn ở Trung Đông sẽ ngáng đường tham vọng này của Bắc Kinh.

Trung Quốc lo lắng rằng hàng trăm người Duy Ngô Nhĩ sẽ gia nhập IS, phá hoại miền tây Trung Quốc, cản trở dự án của mình.

“Tập Cận Bình đã đủ dày dạn để hiểu rằng ngoại giao Trung Quốc không có cơ hội gây ảnh hưởng tới hàng thập kỷ đổ máu giữa người Sunni – Shitte. Và lãnh đạo Trung Quốc thậm chí cũng không thể can dự vào các cuộc xung đột cắm rễ rất sâu này.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể giữ ngọn lửa xung đột ở mức có kiểm soát”.

Trung Quốc có thể sử dụng sáng kiến Một vành đai, Một Con đường làm cơ chế giảm căng thẳng, từ đó thúc đẩy dự án này theo hướng tạo ra lợi ích chung về kinh tế cho cả người Sunni lẫn người Shitte.

Trung Quốc cũng có thể thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy tư cách thành viên của Iran tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO ngay cả khi nhiều quốc gia thành viên khác là người Sunni.

Tất nhiên, những điều này cần được thực hiện sao cho cân bằng so với những gì mà Trung Quốc đối xử với người Sunni.

Dự luật chống khủng bố mới của chi phép quân đội tham gia liên minh chống khủng bố ở nước ngoài sẽ giúp Trung Quốc tham gia tích cực hơn vào các liên minh chống IS và các sứ mệnh hòa bình.

Thêm vào đó, Trung Quốc có thể giúp người Sunni phát triển các nhà máy hạt nhân dân sự.

“Không phải ai cũng đánh giá cao vai trò mới của Trung Quốc ở Trung Đông, đặc biệt là những người Mỹ vốn quen với việc Washington là trung gian quyền lực duy nhất tại khu vực này”.

Tuy nhiên, chuyên gia Guft cho rằng, xét trong tình hình nội bộ nước Mỹ và tại Trung Đông, Washington nên hoan nghênh những bước tiến của Tập Cận Bình đối với khu vực này.

Hội nghị thượng đỉnh an ninh Hạt nhân sắp tới đây tại Washington sẽ là cơ hội để Obama tìm ra cách làm thế nào để 2 cường quốc này cùng chung tay đối phó với nhiều cạm bẫy trong khu vực.

Winston Churchill từng nói: “Cái giá của sự vĩ đại là trách nhiệm”. Khi mà Trung Quốc đang tìm cách trở nên vĩ đại, thì nước này cũng sẽ sớm phải chứng minh mình sẵn sàng trả giá ở Trung Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới