Thursday, December 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThấy gì qua vụ cháy tòa nhà cao 200 mét ở TQ

Thấy gì qua vụ cháy tòa nhà cao 200 mét ở TQ

Vào ngày 16/9, một đám cháy đã bùng phát tại tòa nhà China Telecom cao hơn 200 mét ở thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Phân tích chỉ ra, trận hỏa hoạn này đã để lộ một sự thật tồi tệ rằng: Khả năng chữa cháy của Trung Quốc không thể theo kịp tốc độ phát triển của các tòa nhà cao tầng.

Cháy tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc hôm 16/9. (Ảnh chụp màn hình)

Vào ngày 17/9, trang Mạng Phượng Hoàng (ifeng.com) của Trung Quốc đã đăng một bài báo có tiêu đề “Hỏa hoạn Trường Sa, đốt cháy một sự thật khác”. Tài khoản Weibo “Iceberg Institute” chuyên viết về kinh tế và chính trị với 2,096 triệu người theo dõi cũng đã bình luận về bài viết này. Tuy nhiên, hiện bài viết đã bị gỡ bỏ mà không rõ lý do.

Cụ thể, sau khi tòa nhà China Telecom đột nhiên bùng cháy vào chiều ngày 16/9, một số cư dân mạng đã tìm được bài báo viết về buổi diễn tập chữa cháy của tòa nhà viễn thông này vào năm 2009. Kịch bản diễn tập là tầng 39 của tòa nhà này xảy ra hỏa hoạn.

Bài viết năm 2009 tuyên bố, ống dẫn nước cứu hỏa “có thể đạt độ cao thẳng đứng khoảng 280 mét trong điều kiện áp suất cao”, vì vậy đám cháy ở tầng 39 đã nhanh chóng được dập tắt; và rằng “đã kiểm tra được khả năng chữa cháy tòa nhà cao tầng của sở chữa cháy thành phố chúng ta”.

Tới nay đã hơn một thập kỷ trôi qua, đáng nhẽ ra công nghệ và phương tiện chữa cháy nên được cải thiện theo năm tháng. Vậy tại sao lực lượng cứu hỏa dường như chịu bó tay trước vụ cháy hôm 16/9 và để tòa nhà bị thiêu rụi chỉ còn lại khung xương?

ifeng phân tích, lý do là vì “các cuộc diễn tập chữa cháy được chuẩn bị trước đầy đủ, khác hẳn với việc chữa cháy thực tế. Quan trọng hơn là, việc chữa cháy các tòa nhà siêu cao luôn là vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới”.

Một mặt, các xe cứu hỏa trong giai đoạn này nhìn chung chỉ có thể vươn tới độ cao khoảng 100 mét. Hơn nữa, để các xe cứu hỏa có thể leo lên độ cao đó, phải có mặt bằng rộng rãi thì chúng mới có thể hoạt động, nếu xung quanh tập trung nhiều cửa hàng, khu dân cư thì sẽ không thể triển khai.

Về việc chữa cháy bằng drone (máy bay không người lái), tuy có thể đóng vai trò nhất định nhưng chúng cũng vô dụng trước những đám cháy bất ngờ và khói cuồn cuộn tại hiện trường.

ifeng kết luận, đám cháy lần này ở Trường Sa đã để lộ một sự thật tàn khốc: “Năng lực chữa cháy của chúng ta chưa được cải thiện, có thể chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các tòa nhà, và các tòa nhà chọc trời nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều”.

Trên thực tế, không chỉ an toàn cháy nổ, các tòa nhà chọc trời cũng tiềm ẩn các vấn đề ở phương diện khác, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm hiệu ứng đảo nhiệt, ô nhiễm ánh sáng, sụt lún đất, hay an toàn và khả năng chống động đất. Năm ngoái, Tòa nhà SEG Plaza cao 300 mét ở Thâm Quyến cũng từng bị rung lắc.

Việc xử lý hậu quả của tòa nhà bị cháy rụi cũng là một vấn đề lớn.

Tòa nhà chọc trời khác với các tòa nhà cao tầng thông thường. Chúng đòi hỏi một lượng lớn vốn đầu tư phát triển và xây dựng. Ví dụ, Burj Khalifa, tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hiện nay, đã mất 6 năm (từ năm 2004 đến 2010) và 1,5 tỷ USD để hoàn thành.

Với mức đầu tư khổng lồ, nếu nhà phát triển hoạt động không hiệu quả, các tòa nhà chọc trời hào nhoáng có thể trở thành một đống đổ nát.

Tuy nhiên, hiện tại, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn đang liều mình để thực hiện “cuộc vận động xây dựng thành phố”. Các tòa nhà chọc trời giống như số liệu GDP, trở thành biểu tượng quan trọng đại diện cho thực lực của thành phố và thể hiện thành tựu chính trị của các quan chức. Do đó, các tòa nhà siêu cao mọc lên khắp nơi, nổ ra cuộc thi đua “Tòa nhà cao nhất Trung Quốc”.

Theo thống kê năm 2017, ở Trung Quốc có 347.000 tòa nhà cao tầng, trong đó có hơn 6.000 tòa cao trên 100 mét và hơn 600 tòa nhà siêu cao trên 200 mét, đứng đầu thế giới về số lượng. Năm nay, trong Top 50 tòa nhà chọc trời hàng đầu thế giới, Trung Quốc có tới 25 tòa, chiếm một nửa.

Ví như: Tháp Thượng Hải cao 632 mét (hiện là công trình cao thứ 2 thế giới), Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An ở Thâm Quyến cao 599,1 mét, Trung tâm Tài chính Chow Tai Fook ở Quảng Châu cao 530 mét, Tháp CITIC ở Bắc Kinh cao 527,7 mét, v.v.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới