Ông Hồ Cẩm Đào đột ngột được ‘tháp tùng’ rời khỏi Đại hội đảng 20 được xem là một khoảnh khắc kịch tính hiếm hoi tại sự kiện được dàn dựng tỉ mỉ nhằm trao cho Chủ tịch Tập Cận Bình nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba. Ông Hồ và ông Tập từng có mối quan hệ đồng minh mật thiết trên chính trường nhờ có chung kẻ thù…
Ông Hồ Cẩm Đào đã phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm trên cương vị chủ tịch Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2013 – vừa đủ thời hạn mà một chính trị gia có thể giữ vai trò lãnh đạo đất nước cho đến khi ông Tập Cận Bình có động thái sửa đổi hiến pháp Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây để tự cho mình nhiệm kỳ thứ ba.
Trong suốt 10 năm lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, quốc gia có thể chế chính trị hà khắc nhất hành tinh, ông Hồ không thực sự có thực quyền trong quân đội và trên thị trường tài chính. Hai quyền lực quan trọng (quân đội và tài chính) đều nằm trong tay phe Giang. Chuyển giao quyền lực cho ông Tập Cận Bình và nỗ lực hỗ trợ ông Tập chống lại phe Giang là tất cả những gia ông Hồ đã làm từ khi rời khỏi vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đáng nói, trong thời gian tại nhiệm, ông Hồ đã dành nhiều nỗ lực để cải tổ bộ máy lãnh đạo sao cho không còn sự xuất hiện của ‘quyền lực tuyệt đối’ như thời Mao Trạch Đông; một bước đi kế tụng con đường và tư tưởng của Đặng Tiểu Bình. Nhưng rõ ràng, con đường mà ông Tập Cận Bình đã và đang quyết tâm đi lại là ‘quyền lực tuyệt đối’; một thứ quyền lực vượt cả Mao, vượt xa hết thảy những gì mà ông Hồ có thể hình dung về người kế nhiệm của mình.
Tình đồng minh Tập – Hồ: Kẻ thù của kẻ thù là bạn
Sự khởi đầu của nhiệm kỳ chủ tịch của ông Hồ không suôn sẻ vì người tiền nhiệm Giang Trạch Dân vẫn giữ rất nhiều ảnh hưởng và giữ luôn chức vụ chủ chốt là Chủ tịch quân ủy. Chủ tịch quân uỷ được xem là tổng tư lệnh quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA). Khi không có quyền lực của quân đội, ông Hồ thực tế không nắm được thực quyền của Đảng và các nguồn lực của quốc gia trong tay.
Ông Hồ đã đấu tranh chống lại các động thái chính trị của người tiền nhiệm Giang để duy trì quyền lực và ảnh hưởng. Ông bắt đầu vô hiệu hóa các đối thủ chính, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong định hướng chính sách và cuối cùng là thoát khỏi cái bóng của ông Giang. Ông đã loại bỏ càng nhiều người nắm quyền của ông Giang càng tốt và xếp cấp lãnh đạo cao nhất, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị bằng những người của mình khi Đảng triệu tập đại hội lần thứ 17 vào giữa tháng 10.
Ông Giang chỉ từ chức Chủ tịch quân uỷ vào năm 2004 và cho phép ông Hồ thay thế vị trí này. Tuy nhiên, toàn bộ cấp Phó Chủ tịch quân uỷ thời ông Hồ lại là Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, những thân tín cực kỳ đắc lực của phe Giang. Thậm chí khi đó, Bộ Trưởng bộ Công an là Chu Vĩnh Khang, cũng là một thân tín của phe Giang. Tất cả đã vô hiệu hoá quyền lực thực tế của ông Hồ Cẩm Đào trong suốt 10 năm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các thân tín bậc nhất của Giang đều giữ vị trí chủ chốt trong thời ông Hồ Cẩm Đào. Những người này thực tiếp tục thực thi chính sách và chiến lược của Giang Trạch Dân, phục vụ lợi ích của tập đoàn này chứ không phải thực thi chỉ đạo của ông Hồ Cẩm Đào. Chiến lược của phe Giang khi đó có việc tiếp tục đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ; lấy mổ cướp tạng người Trung Quốc làm nguồn thu khổng lồ. Ngoài ra, chiến lược của phe Giang còn thâu tóm tài sản của Trung Quốc và vận chuyển ra các tài khoản cá nhân của gia tộc ở nước ngoài. Việc thâu tóm tài sản thực hiện qua các chân rết là các tập đoàn bất động sản như Evergrande, các tập đoàn tài chính tư nhân của Tiêu Kiến Hoa, các phương tiện bán nợ xấu của nhà nước như China Huarong
Dưới thời ông Tập Cận Bình, những thân tín giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong Quân uỷ Trung ương, PLA, Bộ Công an, tập đoàn kinh tế chân rết của.. của Giang Trạch Dân chỉ bị xử lý qua chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ dưới thời ông Tập.
Sau 10 năm bị kẻ thù chính trị kìm kẹp, thành công lớn nhất của ông Hồ là không để thân tín của ông Giang Trạch Dân khi đó là Bạc Hy Lai kế nhiệm, mà ủng hộ được người vừa không thuộc phe Giang Trạch Dân vừa là Thái tử đỏ khi đó là ông Tập Cận Bình.
Thực ra, ông Hồ rất may mắn khi không phải chuyển giao quyền lực cho Bạc Hy Lai. Khi đó, vụ bê bối ‘giết doanh nhân người Anh’ của vợ Bạc Hy Lai là Cốc Khai Lai đã không thể che dấu. Thừa cơ hội này, ông Hồ Cẩm Đào hết lòng đề cử và ủng hộ ông Tập Cận Bình cho vị trí kế cận.
Mâu thuẫn: ông Hồ xoá bỏ quyền lực tuyệt đối, ông Tập thiết lập quyền lực tuyệt đối
Dù vậy, với tư cách là Chủ tịch nước, ông Hồ Cẩm Đào cũng thay đổi được một số đường lối của đảng và nhà nước. Ông Hồ thích quảng bá các ý tưởng của mình về “Xã hội hài hòa” và “Sự trỗi dậy hòa bình”.
Mô hình Xã hội Hài hòa của ông Hồ nhằm mục đích mang lại một số lợi ích cho người nghèo nông thôn thông qua nhiều doanh nghiệp tư nhân hơn, tự do cá nhân nhiều hơn (nhưng không được liên quan đến chính trị) và quay trở lại một số hỗ trợ phúc lợi do nhà nước cung cấp.
Về mặt nào đó, thời gian tại vị của ông Hồ là thời kỳ hoàng kim của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và có những bước tiến to lớn về mức sống của hầu hết người dân Trung Quốc. Ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng lúc bấy giờ đã tìm cách trang điểm cho chính phủ một bộ mặt con người hơn khi nhiều lần bày tỏ sự quan tâm công khai đối với người nghèo và những người bị bỏ lại phía sau.
Sáng kiến chính trị quan trọng nhất của ông Hồ là một nỗ lực nhằm thể chế hóa một phong cách cai trị tập thể hơn mà Trung Quốc từng biết. Ông Hồ đã làm điều này bằng cách tạo ra sự đại diện cân bằng trong các cơ quan ra quyết định quan trọng nhất của đất nước giữa các bên liên quan, bao gồm bộ máy đảng, chính phủ, đại diện của chính quyền cấp tỉnh và quân đội.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, ông đã mở rộng cơ quan quyền lực cao nhất ở Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, từ bảy lên chín thành viên và công khai chọn cách cầm quyền qua số những người ngang nhau thay vì qua một nhân vật áp đặt. Đáng chú ý, ông Hồ giải thích đây là “nỗ lực ngăn chặn việc ra quyết định tùy tiện của một nhà lãnh đạo cao nhất”.
Quan điểm này của ông Hồ Cẩm Đào rất giống ông Đặng Tiểu Bình, những người rất lo sợ sự khắc nghiệt và hỗn loạn sau thời kỳ cầm quyền lâu dài và thất thường của cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Sau này, người kế nhiệm ông Tập Cận Bình dường như đi một con đường hoàn toàn mâu thuẫn với chiến lược của ông Hồ: phát triển quyền lực tuyệt đối, một kiểu quyền lực vượt qua cả thời Mao Trạch Đông.
Phong cách cai trị tập thể của ông Hồ Cẩm Đào, tránh ‘quyền lực tuyệt đối’ có thể có chủ đích tốt, nhưng nó tự tạo ra những vấn đề lớn. Mỗi thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tối cao được phép điều hành thái ấp của riêng mình trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của nền kinh tế hoặc hệ thống an ninh quốc gia. Các thành viên hiếm khi phản đối hành động của nhau ngay cả khi riêng tư theo trực giác vì không muốn người khác can thiệp vào các dự án “con cưng” và sự bảo trợ của chính họ. Dưới thời ông Hồ, dường như không có ai chịu trách nhiệm chính, và nạn tham nhũng diễn ra ở quy mô đáng báo động.
Một minh chứng quan trọng là Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công An khi đó. Ông Chu trở thành một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc. Ông ta xử lý một cách tàn nhẫn những bất đồng chính kiến, mở rộng quyền lực và nguồn lực của bộ máy an ninh nội bộ Trung Quốc và cải tổ thể chế. Ảnh hưởng của ông có thể được cảm nhận trong các tòa án và cơ quan tình báo của Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu chuyển sang trạng thái cảnh sát dưới thời Hồ chứ không phải Tập. Do có quyền lực trong ngành an ninh, lại có hậu thuẫn từ các chân rết của Giang trong quân đội Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang đã đẩy mạnh cuộc đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, phát triển ở mức bùng nổ ngành công nghiệp mổ cướp tạng sống chính người dân Trung Quốc.
Nhiều nhà quan sát nước ngoài tin rằng ông, với tư cách là thành viên của thế hệ lãnh đạo mới hơn của Trung Quốc, ông Hồ sẽ tỏ ra ôn hòa hơn nhiều so với những người tiền nhiệm. Ông Hồ gần như không chạm tới được tập đoàn tội ác mổ cướp tạng của phe Giang và không làm được gì trong việc ngăn chặn tối ác này. Dù vậy, ông Hồ cho thấy mình là một người cứng rắn ở nhiều khía cạnh.
Năm 2002, chính quyền trung ương đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát và cũng đe dọa bắt giữ những trí thức bất đồng chính kiến. Ông Hồ dường như đặc biệt nhận thức được mối nguy hiểm về internet đối với sự cai trị độc tài này. Chính phủ của ông đã áp dụng các quy định nghiêm ngặt đối với các trang web trò chuyện trên internet và chặn quyền truy cập vào tin tức và các công cụ tìm kiếm tùy ý.
Rắc rối nhất trong số đó là sự đối xử của các nhóm thiểu số Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ dưới chính phủ của ông Hồ. Các nhà hoạt động ở cả Tây Tạng và Tân Cương (Đông Turkestan) đã kêu gọi độc lập khỏi Trung Quốc. Chính phủ của ông Hồ đã phản ứng bằng cách khuyến khích di cư ồ ạt của người gốc Hán đến cả những khu vực biên giới để làm loãng các nhóm dân cư phản kháng và đàn áp mạnh tay đối với những người bất đồng chính kiến (bị gán cho là “khủng bố” và “kích động ly khai”).
Hàng trăm người Tây Tạng đã bị giết và hàng nghìn người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ và không bao giờ được nhìn thấy nữa. Các nhóm nhân quyền lưu ý rằng nhiều nhà bất đồng chính kiến phải đối mặt với tra tấn và hành quyết không bản án trong hệ thống nhà tù của Trung Quốc.
Ông Hồ Cẩm Đào tạo tiền đề cho những chính sách của ông Tập Cận Bình
Chính ông Hồ là người đã phát triển tiền thân Sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập khi yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc “tìm kiếm” hàng hóa trên khắp thế giới, mua lại và đầu tư vào các công ty ở nước ngoài.
Ông tuyên bố “Nhiệm vụ lịch sử mới” của quân đội Trung Quốc để bảo vệ lợi ích thương mại ở nước ngoài ngày càng tăng của đất nước và ông bắt đầu tích cực thúc đẩy các yêu sách biển của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy quân đội tận dụng các nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm quốc tế ở Trung Đông và châu Phi để phát triển mạng lưới các trung tâm cơ sở và hậu cần. Trung Quốc đã nỗ lực trong việc xây dựng các cảng và cơ sở hải quân trên khắp Ấn Độ Dương để bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng — “chiến lược chuỗi ngọc trai” — bắt đầu dưới thời ông Hồ.
Ông Hồ cũng khuyến khích Trung Quốc thăm dò dầu khí, tập trận hải quân và thách thức các quốc gia khác tiếp cận các nguồn tài nguyên biển trong khu vực.
Ông Tập Cận Bình, không nghi ngờ gì nữa, đã tiến thêm bước nữa và cụ thể hóa những gì ông Hồ Cẩm Đào đã bắt đầu. Điều mâu thuẫn lớn nhất với chiến lược của ông Hồ (người luôn muốn xoá bỏ quyền lực tuyệt đối, hướng tới quyền lực tập thể) là ông Tập đã tập trung mọi quyền lực và phát triển một sự tôn sùng cá nhân giống như thời ông Mao Trạch Đông.
Ông đã hoàn thành giới hạn hai nhiệm kỳ và không có người kế vị được chỉ định và không để lại điểm cuối cho sự cai trị của mình. Nghĩa là ông Tập đã bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ theo quy định trước đó cho người đứng đầu nhà nước và đã nắm quyền hoàn toàn mà không cần đặc tả về nhiệm kỳ.
Vụ phong tỏa ở Vũ Hán trong thời kỳ đại dịch cao điểm, việc ông giao quyền cho văn phòng của WHO, các chính sách ở Tân Cương với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, xử lý vấn đề về đòi hỏi dân chủ của công dân Hong Kong, nghe có vẻ gay gắt nhưng vẫn không hề triệt để phá vỡ các chính sách của ông Hồ. Chúng được xây dựng dựa trên các chính sách của người tiền nhiệm.
Không những thế, ông Tập đã nâng nó lên một tầm cao mới. Những điều đang xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đều diễn ra dưới sự theo dõi của ông Tập Cận Bình.
Nói tóm lại, về mặt đàn áp nhân quyền, ĐCSTQ, dù là lãnh đạo tập thể hay là chế độ độc tài một người, thì nó đều giống nhau. Điều mà ông Tập Cận Bình mang lại mới mẻ so với thời ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân là ông Tập thậm chí còn thẳng tay đàn áp các đồng minh của mình, những người ưu tú khác của ông ta trong Đảng Cộng sản.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên làm chủ tịch nước, ông đã phát động chiến dịch chống tham nhũng. Hơn 5 triệu quan chức của ĐCSTQ đã bị điều tra, xử lý, kỷ luật, ngã ngựa trong chiến dịch ‘đả hổ, diệt ruồi, săn cáo’ suốt 10 năm ông Tập cầm quyền. Nhiều người trong giới tinh hoa, thậm chí cả các quan chức cấp cao và doanh nhân tư nhân, đã biến mất hoặc tự sát một cách bí ẩn hoặc bị đưa vào tù dưới danh nghĩa chiến dịch chống tham nhũng.
Có thể mọi người sẽ thấy rằng đó không phải là một chiến dịch chống tham nhũng chính xác; nó giống như một cuộc thanh trừng hơn. Ở Trung Quốc ngày nay, không chỉ những người bất đồng chính kiến và những dân tộc thiểu số sợ hãi mà còn có cả một số người trong giới tinh hoa và tầng lớp trung lưu.
Hơn thế nữa, ông Tập Cận Bình đã tăng gấp đôi việc mở rộng khu vực nhà nước và các công ty nhà nước. Cuộc sống của các công ty tư nhân và các công ty nước ngoài trở nên khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở Trung Quốc và giữ của cải cũng như gây nguy hiểm cho tài sản tư nhân của họ.
Ông Tập dùng người trung thành hơn là đồng minh chính trị
Ủy ban Trung ương của đảng đã bầu ông Tập Cận Bình làm tổng bí thư cho nhiệm kỳ 5 năm nữa, đưa đất nước trở lại chế độ một người cai trị sau nhiều thập kỷ phân chia quyền lực giữa các tầng lớp ưu tú. Một con đường hoàn toàn đi ngược với lý tưởng của ông Hồ Cẩm Đào. Có thể, sau khi đạt được quyền lực tuyệt đối, các đồng minh chính trị như ông Hồ không còn là lực lượng cần thiết trong ván cờ mà ông Tập thiết kế.
Ông Tập Cận Bình đã đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, mở rộng quyền kiểm soát đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và chấm dứt tiền lệ chính trị hàng thập kỷ ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Ông đã củng cố vị trí của mình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của đất nước kể từ thời Mao Trạch Đông khi loại bỏ những tiếng nói bất đồng và vây quanh mình với những người trung thành trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy người của ông vào Chủ nhật (23/10), nhóm những người sẽ cai trị Trung Quốc trong 5 năm tới.
Đặc biệt là tân thủ tướng Lý Cường được bổ nhiệm phụ trách nền kinh tế Trung Quốc, hiện là Bí thư thành ủy Thượng Hải, người đang giám sát vụ phong tỏa Zero Covid thảm khốc ở đó, nơi có hàng chục triệu người bị giam giữ trong nhà của họ nhiều tháng liên tục, thiếu lương thực rất lớn.
Nhiều nhà phân tích đang xem xét và cho rằng điều này cho thấy bản thân Tập Cận Bình không hiểu hoặc thậm chí không quan tâm đến nền kinh tế, rằng lòng trung thành với ông ấy mới là điều quan trọng
Đáng chú ý, ông cách chức một số quan chức được coi là có tư tưởng cải cách và gần gũi với người tiền nhiệm của mình, bao gồm ông Hồ Xuân Hoa, phó thủ tướng từng được mệnh danh là “Hồ nhỏ” do những điểm tương đồng với cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
“Cách ông Hồ bị lôi ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân về cơ bản là một cách nói không mơ hồ rằng thời đại mới này không có chỗ cho bất kỳ ai có liên hệ với thời Giang-Hồ”, ông William Sima, một chuyên gia về Trung Quốc tại Australia, Đại học Quốc gia, nói với AFP khi nhắc đến người tiền nhiệm của ông Hồ là Giang Trạch Dân.
Một chuyên gia khác cho rằng ông Hồ đã bị loại bỏ sau khi bày tỏ sự dè dặt về các quyết định chính sách của nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. “Suy đoán của tôi là (ông Hồ) rất không hài lòng về thành phần của Ủy ban Trung ương”, ông Willy Lam, trợ giảng tại Đại học Trung Quốc Hong Kong nói. “Tôi nghĩ chắc hẳn ông ấy đã nói điều gì đó khiến ông Tập Cận Bình khó chịu, có thể là vài lời phản bác, đó là lý do ông Tập Cận Bình triệu tập những người an ninh để kéo ông ấy đi”.
T.P