Số ca nhiễm mới trong một ngày ở Trung Quốc đại lục đã vượt quá 10.000 ca trong 4 ngày liên tiếp. Vào ngày 13/11, con số này đạt đến mức cao nhất là 16.072 ca kể từ tháng 4 năm nay. Trong đó, thành phố Quảng Châu, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đứng đầu danh sách với 4.541 ca mắc mới.
Sau khi quận Hải Châu (Haizhu) tuyên bố phong tỏa vào ngày 5 tháng 11, “thời gian quản lý tĩnh” đã được gia hạn hai lần đến nửa đêm ngày 16/11. Vài ngày trước, chính quyền TQ đã ban hành 20 biện pháp “tối ưu hóa phòng chống dịch bệnh“, sau đó lại ban hành “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về Thông tin Y tế Quốc gia“. Một số người tin rằng trong ba năm thử nghiệm chính sách covid, chính quyền TQ đã sử dụng dễ như trở bàn tay công cụ “dây xích điện tử “.
Việc phong tỏa liên tục đã dẫn đến vật tư thiếu thốn và sinh kế khó khăn cho người dân.Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thừa nước đục thả câu, nhân cơ hội này để tăng giá bán.
Cư dân mạng @lvbao401 đăng tải một video với nội dung tweet là: “Ngày 13/11, phía đông thôn Long Đàm, quận Hải Châu, thành phố Quảng Châu phát rau miễn phí, trong khi phía tây thì bán rau với giá cao 50 nhân dân tệ”.
Ông La, một cư dân ở quận Hải Châu, nói với tờ Sound of Hope rằng: “(Giá cả) thật sự rất đắt! Nhưng hiện nay không có cách nào khác. M疫情重灾区广州出事了! 百姓开始抗议ột khi đã phong tỏa thì chợ rau sẽ không mở cửa bán, cửa hàng tiện lợi cũng không mở cửa, không có nhiều siêu thị, trong khi nguồn cung cấp thực phẩm là có hạn. Thứ hai là phương tiện không được vào (khu vực phong tỏa), cho dù có vào được thì họ sẽ biến thành mã đỏ ngay lập tức sau khi ra ngoài, rồi bị (cách ly) ở nhà. Do đó giá thành hàng hóa chẳng phải sẽ tăng lên sao”?
Cùng ngày (13/11), khu vực thôn Thái Điền, quận Bạch Vân bị phong tỏa, người dân không có thức ăn để ăn và bắt đầu biểu tình phản đối.
Ông La nói: “Không có thức ăn, mua cũng không mua được, họ phong tỏa thời gian lâu như vậy nhất định địa phương không cung ứng kịp thời nguồn thực phẩm, nhất định sẽ xảy ra chuyện”.
Cách đây vài ngày, chính quyền TQ đã ban hành 20 biện pháp phòng chống dịch, nói rằng cần phải tối ưu hóa công tác phòng chống dịch và nghiêm cấm gia hạn phong tỏa mà không có lý do.
Vào ngày 14/11, một nhân viên của một khách sạn ở khu phố Quân Hòa, quận Bạch Vân nói với Sound of Hope, “Chúng tôi nơi đây vẫn còn bị phong tỏa, bị phong tỏa bắt đầu vào ngày 2/11. Hiện nay chúng tôi không thể ra ngoài”.
Nhưng một số nơi đã bắt đầu nới lỏng việc kiểm soát dịch bệnh. Thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc thông báo rằng trong khi số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, các trường học sẽ mở cửa trở lại từ ngày 14/11, đồng thời không cần xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính khi vào các nơi công cộng.
Sound of Hope tin rằng cuộc thử nghiệm gần ba năm qua của chính quyền TQ đối với việc kiểm soát công chúng và sử dụng mã sức khỏe đã đạt đến trình độ dễ như trở bàn tay, vì vậy không cần thiết phải sử dụng biện pháp zero covid để kiểm soát công chúng nữa. Dù sao thì nền kinh tế đã bị thiệt hại nặng nề, thậm chí có thể trực tiếp làm lung lay toàn bộ hệ thống quản lý của chính quyền TQ. Nhưng nới lỏng kiểm soát dịch bệnh không có nghĩa là nới lỏng sự giám sát người dân.
NetEase đưa tin, ngày 9 tháng 11, chính quyền TQ đã công bố “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về Thông tin Y tế Quốc gia”. Kế hoạch nêu rõ, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ hoàn thành kế hoạch “mọi người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện tử và mã sức khỏe điện tử với đầy đủ chức năng”. Điều này có nghĩa là từ đó về sau mọi người sẽ đeo trên mình ‘dây xích điện tử’.
T.P