Sunday, December 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao ông Hun Sen 'bỗng dưng nổi đóa' chuyện Biển Đông?

Tại sao ông Hun Sen ‘bỗng dưng nổi đóa’ chuyện Biển Đông?

Thủ tướng Campuchia Hun Sen có thể theo đuổi câu chuyện đòi “xin lỗi” tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN tại Sunnylands, California.

The Diplomat ngày 12/2 bình luận, Thủ tướng Campuchia Hun Sen có thể theo đuổi câu chuyện đòi “xin lỗi” tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN tại Sunnylands, California hôm 15, 16/2 này.

Tờ báo lưu ý, ông Hun Sen nên nhớ, khi Malaysia đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm ngoái, Biển Đông đã được đưa vào tuyên bố chung, đặc biệt là các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo.

Trước đó ngày 5/2 ông Hun Sen nói trước đám đông và phàn nàn rằng, ông đang tìm kiếm một lời xin lỗi từ những ai đã chỉ trích ông năm 2012 để ASEAN không thể ra tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng trong suốt lịch sử của tổ chức này, khi Campuchia đảm nhận ghế Chủ tịch luân phiên.

Hun Sen bỗng nhiên “ngẫu hứng” nhắc đến chuyện này trong một buổi lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói rằng trong cuộc gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Hun Sen đã thể hiện rõ sự bực tức của mình chống lại những “cáo buộc bất công” nhằm vào ông và Campuchia về chuyện Biển Đông.

“Trước khi Campuchia đảm nhiệm, Việt Nam và Indonesia cũng đã luân phiên làm Chủ tịch ASEAN, tại sao họ không làm được? Sau Campuchia là Brunei, Myanmar và Malaysia, họ có làm được điều đó không? Nhưng họ đã nói gì về nó?

Giờ đã đến lúc những ai công kích Campuchia hoặc cá nhân tôi phải xin lỗi và trả lại công lý cho tôi”, Hun Sen nói rằng Campuchia đã bị chỉ trích vì không thể xúc tiến ký kết COC.

Tuy nhiên trong quá trình nói chuyện, ông Hun Sen cũng gợi ý ông không đồng ý ASEAN tham gia vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông:

“ASEAN sẽ không giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền. Việt Nam và Trung Quốc sẽ phải ngồi xuống làm việc cùng nhau, Philippines và Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, sẽ phải ngồi xuống và thu hẹp sự khác biệt của họ”.

Cuối cùng, Hun Sen nhăc đến kinh nghiệm của ông về chính sách đối ngoại với khẳng định, Campuchia không thèm lấy lòng Trung Quốc hay Hoa Kỳ:

“Tôi đã làm Ngoại trưởng năm 27 tuổi, khi đó một số nhà phân tích gọi tôi là trẻ con. Tôi muốn khẳng định lại rằng, chính sách đối ngoại của Campuchia là độc lập, có chủ quyền. Campuchia không cần phải dựa vào bất kỳ nước nào”.

“Ngẫu hứng”

Cá nhân người viết cho rằng, phát biểu của Thủ tướng Campuchia hoàn toàn không phải “ngẫu hứng” mà là một hành vi có chủ đích, liên quan tới Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN mà Biển Đông là một nội dung cốt lõi.

Có thể bản thân ông Hun Sen chưa chắc đã muốn nói những lời này, nhưng ông đã ở vào cái thế buộc phải nói những lời vô nghĩa theo ý muốn của kẻ khác, thậm chí có người còn xem như một hành vi “phá đám” với Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN đã cận kề.

Đúng như The Diplomat đã lưu ý, Malaysia năm ngoái đã đưa vấn đề Biển Đông, bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ra thảo luận và đưa vào Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN.

Đây là điều Campuchia đã cố tình né tránh bằng mọi giá, chứ không phải Campuchia “không thể xúc tiến đàm phán ký kết COC” như ông Hun Sen đang giải thích. Bản chất của hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Nếu thấy bực tức, bất mãn vì “oan ức”, có lẽ với cá tính của mình ông Hun Sen đã không thể chịu đựng từ 2012 đến nay, 2016. Giả sử ông có đòi xin lỗi tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Hoa Kỳ, thì mục đích chưa hẳn là điều xin lỗi, vì nó không bao giờ xảy ra. Mục đích của đòi hỏi xin lỗi là phá sự thống nhất trong khối về Biển Đông, điều mà Bắc Kinh mong muốn và tìm cách đạt được.

Mặt khác, đến giờ này Thủ tướng Campuchia vẫn ra sức tuyên truyền cho quan điểm đàm phán tay đôi của Trung Quốc, một thủ đoạn ngoại giao bẻ từng chiếc đũa đối với những tranh chấp đa phương vô cùng phức tạp.

Ông Hun Sen nói Campuchia không cần phải dựa vào nước nào, kể cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Nhưng đặt vấn đề ngược lại, nếu có “nước nào” đó muốn dựa dẫm Campuchia, thông qua Campuchia phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong ASEAN, phá hoại mục đích Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tới đây của ông Obama thì thế nào?

Những gì các nhà lãnh đạo Campuchia đang nói và làm hoàn toàn phù hợp với mong muốn của Trung Nam Hải. Đổi lại, Campuchia tiếp tục nhận được những khoản viện trợ hậu hĩnh mà không đi kèm bất kỳ yêu cầu chính trị, nhân quyền nào như phương Tây.

Nhưng cái giá phải trả về kinh tế, môi trường, bất ổn xã hội khi nhận những đồng viện trợ, cho vay một cách “tưởng chừng dễ dãi” từ Trung Quốc thì đã có nhiều nước khác là tấm gương. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào lãnh đạo đất nước chùa tháp có thấy được những bài học nhãn tiền ấy không mà thôi – PV.

RELATED ARTICLES

Tin mới