Sunday, October 13, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQUAN HỆ MỸ - TRUNG CÓ DẤU HIỆN TAN BĂNG, SONG...

QUAN HỆ MỸ – TRUNG CÓ DẤU HIỆN TAN BĂNG, SONG MÂY BÃO VẪN TÍCH TỤ

Vài tuần sau khi cảnh
báo quan hệ Mỹ – Trung rơi vào tình trạng lộn xộn, Bắc Kinh tỏ ý sẵn sàng hợp
tác với Mỹ, song giới phân tích cho rằng những bất đồng mới có thể nhanh chóng
đẩy lùi mối quan hệ hai nước.

Ngày 30/3, Trung Quốc
đánh giá cao “thái độ tích cực” của Tổng thống Mỹ Barrack Obama sau khi tại
buổi tiếp tân Đại sứ Trung Quốc ở Oasinhton ông Obama tuyên bố ủng hộ chính
sách một nước Trung Quốc, cũng như tán thành tăng cường quan hệ với Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương ca ngợi quyết tâm xây dựng
mối quan hệ vững mạnh và tích cực của Tổng thống Obama và khẳng định Bắc Kinh
coi trọng mối quan hệ Mỹ – Trung và luôn cố gắng phát triển mối quan hệ lành
mạnh, lâu dài.

Cụ thể hơn nữa, Ngoại
trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg cho biết
Trung Quốc đã công nhận mối đe dọa của một nước Iran sở hữu hạt nhân, như vậy
có nghĩa Bắc Kinh đang tiến gần hơn đến quan điểm của các nước phương Tây.

Bà Nina Hachigan, một
chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ, nói: “Đó là một động thái
mang tính biểu tượng tốt, trên cơ sở đó hai nước có thể nhất trí thay đổi chiều
hướng chung. Bề ngoài, động thái đó thể hiện mối quan hệ đang cải thiện. Nhưng
có nhiều vấn đề sắp nổi lên đe dọa làm chệch hướng mối quan hệ”.

Vấn đề nổi lên hàng đầu
trong số đó là đồng Nhân dân tệ. Khoảng 130 nghị sĩ đã kêu gọi Bộ trưởng Tài
chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố rằng Trung Quốc đang thao túng tỷ giá đồng
nội tệ để giành ưu thế thương mại và họ đe dọa ban bố luật nếu ông Geithner
không hành động. Bộ trưởng Geithner sẽ đưa ra quyết định trong một bản báo cáo
dự kiến công bố ngày 15/4. Những bất đồng tiềm tàng khác gồm:  nhân quyền, biến đổi khí hậu và tự do Internet
sau khi hãng Google đưa tin Trung Quốc tấn công tài khoản trực tuyến của các
nhân vật bất đồng chính kiến.

Ông Dean Cheng, nhà phân
tích của tổ chức Heritage lưu ý buổi tiếp Đại sứ mới Trương Nghiệp Toại của
Tổng thống Obama chỉ mang tính nghi lễ. Ông nói: “Trung thực mà nói, một Tổng
thống Mỹ không khi nào lại xé thư ủy nhiệm của đại sứ và yêu cầu ông ta rời
khỏi văn phòng”. Ông cho rằng thách thức thực sự của các mối quan hệ nằm ở việc
đặt nền móng cho cuộc đối thoại tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc, mà vì nó mà
Ngoại trưởng Clinton
và Thứ trưởng Steinberg sẽ đến Bắc Kinh vào cuối tháng 5/2010.

Theo ông Cheng, sự hợp
tác thực sự giữa hai nước sẽ thể hiện qua “những cuộc thảo luận và gặp gỡ của
các nhóm chuyên viên còn hiện tại đây chỉ là một chuyển biến không đáng kể”.
Mặc dù Ngoại trưởng Clinton và Thứ trưởng
Steinberg lạc quan về vấn đề Iran,
song ông Cheng nhấn mạnh Trung Quốc chưa hề tỏ dấu hiệu sẽ ủng hộ các biện
pháp cấm vận.

Ông Charles Freeman
thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng có lẽ các nhà lãnh
đạo Mỹ và Trung Quốc đã quyết định giảm bớt quan điểm dân túy đòi hỏi hai nước
phải có phản ứng cứng rắn với nhau. Ông nói: “Tôi cho rằng ở cả hai thủ đô
người ta đã công nhận rằng họ thực sự không muốn để mối quan hệ tuột khỏi tay.
Chí ít thì cả hai nước đều nhận thấy họ không thể để mối quan hệ đi lạc hướng”.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới