Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc mở rộng đường băng và bến cảng trên đảo Phú...

Trung Quốc mở rộng đường băng và bến cảng trên đảo Phú Lâm

BienDong.Net: Theo thông tin từ hãng IHS Jane có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc tiếp tục lấn biển mở rộng đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất thuộc Quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy từ tháng 10/2013, Trung Quốc đã tiến hành hoạt động lấn biển quy mô lớn, xây dựng lại bến cảng và xây dựng các cơ sở hạ tầng khác trên đảo Phú Lâm.

 

Trung Quốc chiếm đảo này từ năm 1956 và kể từ đó đã thiết lập một trại lính, bố trí hệ thống phòng thủ bờ biển, xây dựng đường băng, bốn nhà chứa máy bay, cơ sở thông tin liên lạc và trụ sở quản lý. Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Các phân tích ảnh vệ tinh trước đây của hãng IHS Jane cho thấy trong giai đoạn từ 2005 đến 2011, chính quyền Trung Quốc đã cho xây dựng một cảng mới ở phía Tây đảo Phú Lâm; từ tháng 11/2013, một đê chắn sóng ở phía nam của bến cảng đã bị phá bỏ, đồng thời các công việc nạo vét đáy biển đang được tiến hành.

Hoạt động lấn biển được tiến hành ở hai khu vực cụ thể: tại hai đầu của đường băng sân bay hiện có độ dài 2,4 km, và tại khu vực đường nối giữa đảo Phú Lâm và Đảo Đá – một hòn đảo nhỏ, nơi được coi là đang chứa một cơ sở thông tin liên lạc an toàn.

Các máy nạo vét đang bơm cát lên một khu vực ở đầu đường băng ở phía tây nam, và đất bùn được đưa vào khu vực đầu đường băng ở phía tây bắc. Nếu tất cả chỗ đất mới lấn này được sử dụng để xây dựng đường băng, thì độ dài đường băng sẽ tăng lên từ 2,4 km đến 2,7-2,8 km. Độ dài này sẽ đảm bảo an toàn cho cách máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải chiến lược Ilyushin Il-76 của quân đội Trung Quốc.

Từ dữ liệu từ chương trình AISLive, hãng IHS đã xác định được một trong số các tàu nạo vét đang được sử dụng là Xin Hai Tun, một tàu nạo vét được sản xuất bởi hãng Guangzhou Wenchong và do công ty SDC Orient vận hành. Các tàu nạo vét khác hoạt động trong khu vực là các loại có trang bị gàu xúc. Trong số rất nhiều các tàu chuyên chở, có một tàu có tên gọi Xing He Yuan 1, do công ty vận tải Taizhou Xinghe sở hữu. Trang web của công ty này nhấn mạnh kinh nghiệm của công ty trong việc xây dựng đê kè và cầu tàu.

Phân tích của hãng IHS

Cùng với Quần đảo Trường Sa thì Quần đảo Hoàng Sa cũng là trung tâm của cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Hoạt động của Trung Quốc hiện còn hạn chế ở khu vực quần đảo Trường Sa do vị trí quần đảo này ở phía nam của Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc có điều kiện triển khai các hoạt động trên Quần đảo Hoàng Sa do quần đảo này có vị trí địa lý gần đảo Hải Nam. Đảo Phú Lâm đã trở thành tiêu điểm thu hút sự quan tâm khi Trung Quốc tuyên bố đảo này là thủ phủ của Thành phố Tam sa thuộc tỉnh Hải Nam hồi tháng 7/2012.

Việc mở rộng đường băng và xây dựng lại bến cảng ở phía tây đảo Phú Lâm sẽ làm gia tăng khả năng của đảo Phú Lâm với vai trò là căn cứ để từ đó triển khai sức mạnh quân sự tới các khu vực trên Biển Đông. Vị trí địa lý của Quần đảo Hoàng Sa gần với Trung tâm của Biển Đông đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể sử dụng quần đảo này làm căn cứ cho các hoạt động thực thi luật pháp trên biển như đơn phương áp đặt quy định về đánh bắt cá hoặc cấm tàu thuyền qua lại.

Trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, ít có khả năng Trung Quốc làm điều này, bởi các tuyến đường biển qua khu vực này đi đến các cảng ở Hồng Kông và Thượng Hải, là lợi ích lớn của Trung Quốc.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới