Friday, April 26, 2024
Trang chủQuân sựQuân đội Mỹ tìm cách phát triển vũ khí mới đánh chìm...

Quân đội Mỹ tìm cách phát triển vũ khí mới đánh chìm tàu chiến Trung Quốc

Hải quân Mỹ năm 2017 sẽ khởi động chương trình OASuW Increment II để trang bị tên lửa chống hạm tiên tiến hơn, tấn công tàu chiến các nước đối thủ.

Mô phỏng tên lửa chống hạm tầm xa LRASM Mỹ tấn công

Tờ “Quan sát” Trung Quốc ngày 10 tháng 8 dẫn trang mạng “Lợi ích quốc gia” Mỹ ngày 8 tháng 8 đưa tin, tuần qua Hải quân Mỹ đã công bố tỉ mỉ kế hoạch đối phó Hải quân Trung Quốc, sử dụng tên lửa chống hạm phức tạp tạo ra ưu thế đối với tàu chiến Trung Quốc để kiểm soát khu vực.

Bắt đầu từ năm 2017, Hải quân Mỹ sẽ khởi động chương trình “OASuW Increment II”, mục đích là trang bị tên lửa chống hạm tiên tiến hơn, thay thế tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon cũ.

Ngày 5 tháng 8, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington, Phó Tư lệnh hệ thống tác chiến Hải quân Mỹ, trung tướng hải quân Joseph Aucoin cho biết, tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) sẽ tiến hành cạnh tranh với Tomahawk Block IV trong chương trình “OASuW Increment II”.

“Điều tôi kỳ vọng nhìn thấy là loại sức chiến đấu cần thiết này có thể tích hợp cho Tomahawk Block IV, đồng thời, tiến hành so sánh với chương trình tên lửa chống hạm tầm xa cũ, 2 loại tên lửa này sẽ là các phương án lựa chọn cạnh tranh với nhau của vũ khí tấn công thế hệ tiếp theo”.

Trang mạng “Lợi ích quốc gia” Mỹ trước đó từng cho biết, LRASM là một loại chương trình hợp tác giữa hải, không quân và Cơ quan nghiên cứu dự án phòng thủ tiên tiến của Mỹ (DARPA), cũng là chương trình tạm thời trước khi OASuW Increment II biên chế vào năm 2020.

Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM Mỹ

LRASM do Công ty Lockheed Martin chế tạo, tầm bắn đạt 500 hải lý, có thể lắp đầu đạn xuyên thép 1.000 pound (khoảng 453 kg).

Loại tên lửa này chủ yếu cung cấp một loại năng lực cân bằng tầm xa dẫn đường chính xác cho hải, không quân Mỹ, đồng thời có thể sử dụng trong môi trường tác chiến điện tử phức tạp.

Để đạt được điểm này, ở tên lửa lắp các loại bộ cảm biến và hệ thống dẫn đường tự chủ (nguyên văn là semi-autonomous, LRASM có năng lực theo dõi radar chủ động ở đoạn cuối), có thể giảm sự lệ thuộc của tên lửa vào hệ thống tình báo, theo dõi và trinh sát (ISR), kết nối mạng và dẫn đường GPS.

Ngoài ra, loại tên lửa này còn có “khả năng sống sót đoạn cuối tiên tiến và khả năng sát thương chính xác, tránh được các biện pháp đáp trả tiên tiến của quân địch và tấn công các mục tiêu đã định”.

Tin tức từ Học viện hải quân Mỹ chỉ ra, hiện nay chỉ có LRSM phiên bản bắn từ máy bay, trong chương trình OASuW Increment II sẽ do hệ thống bắn thẳng đứng MK41 bắn, loại hệ thống này đều được trang bị trên các loại tàu khu trục tên lửa và tàu tuần dương tên lửa của Hải quân Mỹ.

Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM Mỹ (ý tưởng)

Căn cứ vào thông tin từ Học viện hải quân Mỹ, Công ty Lockheed Martin đang tiến hành thử nghiệm đối với LRASM được bắn từ hệ thống MK41.

Mặt khác, đối với Tomahawk, chúng là vũ khí chủ yếu trong vài chục năm qua của Hải quân Mỹ, loại vũ khí dẫn đường chính xác này có thể bắn từ tàu chiến, tấn công mục tiêu mặt đất. Tên lửa này do Công ty Raytheon sản xuất, có tầm bắn khoảng 1.000 dặm Anh (1.500 km), có thể sử dụng trong môi trường phức tạp.

Trên trang mạng của mình, Công ty Raytheon cho biết “liên kết dữ liệu vệ tinh 2 chiều của phiên bản mới nhất (Tomahawk Block IV), khi đang bay, tên lửa có thể lựa chọn một mục tiêu khác – mục tiêu này khác với mục tiêu ban đầu. Mục tiêu thiết kế của Block IV là tiết kiệm chi phí và nâng cao sức chiến đấu”.

Công ty Raytheon còn cho biết: “Việc nâng cấp Tomahawk Block IV theo kế hoạch bao gồm: biện pháp thông tin được nâng cấp, đầu đạn mạnh hơn, đầu dẫn mới dùng để tấn công mục tiêu di động trên biển và trên mặt đất trong đêm tối và trong mọi điều kiện thời tiết”.

Tên lửa có khả năng điều chỉnh đường bay, đây là một trong những năng lực của Block IV, điều này làm cho tên lửa Tomahawk Block IV đã đáp ứng được nhu cầu của tên lửa chống hạm Hải quân Mỹ.

Tên lửa chống hạm Harpoon Mỹ

Trong cuộc thử nghiệm vào tháng 1 năm 2015, Tomahawk Block IV đã chọc thủng một lỗ trên tàu container di động (tàu này dùng làm bia ngắm). Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Bob Walker miêu tả loại tên lửa này là “người làm thay đổi trò chơi”.

Brian Clark là nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách, cũng là trung tá hải quân về hưu, ông bày tỏ tán thành đối với việc tiến hành cạnh tranh giữa LRASM và Tomahawk Block IV.

Ông nói: “Để LRASM và TASM (tên lửa chống hạm Tomahawk) tiến hành cạnh tranh vì chương trình OASuW Increment II là một ý tưởng rất tốt”. Ông cho biết, năng lực sống sót của TASM không bằng LRASM, nhưng rẻ hơn.

Brian Clark cho biết: “Một phương án lựa chọn khác chính là tên lửa tấn công hải quân của công ty Kongsberg Na Uy, tầm bắn và chi phí giống như LRASM, nhưng đã đưa vào sản xuất”. Đơn giá 2 loại tên lửa này đều khoảng 2 triệu USD.

Cuối cùng, Brian Clark đề xuất Hải quân Mỹ sử dụng cùng một loại tên lửa tiến hành tấn công đối đất và tác chiến chống hạm, như vậy, các chỉ huy tàu chiến hải quân không nhất thiết vì nhiệm vụ cụ thể mà chỉ định tên lửa cụ thể, chỉ cần sử dụng một loại tên lửa thực hiện nhiệm vụ mà mình muốn là được.

Tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ

Trang mạng “Lợi ích quốc gia” cho rằng, toàn bộ chương trình OASuW Increment II là do Hải quân Mỹ nhận thức được, tên lửa chống hạm của Mỹ có khoảng cách ngày càng lớn với các nước như Trung Quốc.

Các quốc gia đối thủ của Mỹ như Trung Quốc đều đã trang bị tên lửa chống hạm tầm bắn xa hơn so với Mỹ. Điều này làm cho tàu chiến Hải quân Mỹ không thể tấn công tàu địch ngoài tầm bắn của nó. 

RELATED ARTICLES

Tin mới