Friday, April 26, 2024
Trang chủĐiểm tinThị trường điện Việt Nam: còn lâu mới cạnh tranh

Thị trường điện Việt Nam: còn lâu mới cạnh tranh

Tập đoàn Điện lực VN (EVN) chính thức xin ý kiến các chuyên gia về biểu giá điện bán lẻ mới được công bố với ba phương án đề xuất. Tuy nhiên nhiều người đặt câu hỏi về tư cách cũng như tính minh bạch của tập đoàn này khi đề xuất giá điện cho cả nước.

Biểu giá điện hiện hành ở Việt Nam gồm 6 bậc, có nhược điểm, có nhiều khó khăn trong quản lý, ghi chỉ số công tơ. Người tiêu dùng cũng rất khó theo dõi.

Theo ông Thỏa – là cựu lãnh đạo thuộc Bộ Tài Chính, khi xây dựng biểu giá ở VN, công ty tư vấn đã xem xét cách tính của các nước thế nào, xem cách làm của VN có “trái khoáy” không. Theo đó, các nước đều có nét riêng nhưng có điểm chung là đều phân biệt điện theo mục đích sử dụng: điện sinh hoạt, điện công nghiệp… ; Hàn Quốc 6 bậc, Hong Kong 7 bậc, Malaysia 5 bậc…

Phát biểu góp ý, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng ngành điện có “nhiều vấn đề”. Mỗi lần tăng giá, từ 2009 đến nay, đều không tạo được đồng thuận. Có lý do người tiêu dùng không muốn giá tăng, nhưng cũng có lý do EVN không thực sự minh bạch.

Với biểu giá mới, ông Long hỏi biểu giá cũ đã gây bức xúc, EVN lại đưa tiếp làm phương án một liệu có phải bảo thủ?

Cần xem lại thẩm quyền của EVN

Theo ông Long, biểu giá mới cần tìm gốc gác vấn đề trong biểu giá cũ để điều chỉnh nhằm đảm  bảo hài hòa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bởi thực chất người dân dùng nhiều điện thì nhà nước đã thu được thuế VAT nhiều hơn.   

Vậy nên cải cách thế nào? Theo ông Long, VN là nước nghèo, phân tầng xã hội lớn. Nên công cụ giá phải phân ra, để người dân có thể dùng được theo đúng thực trạng của họ.

Cho rằng trong 6 bậc hiện nay, thì hai bậc đầu chỉ giảm khoảng 5% so với giá bình quân. Mức giá này chỉ không có lãi, trong khi các bậc sau, có cái tăng khoảng 50% so với giá bình quân.

Với cơ chế này, ông Long nghi ngờ sẽ vi phạm mức giá bình quân điện sinh hoạt 1.747 đồng/kwh. Cho rằng đời sống đã nâng lên, vì vậy nên để các bậc thang giãn ra nhiều hơn. Bậc giá tăng 1,5 lần chỉ nên áp dụng cho người dùng trên 600kwh/tháng….  

Ông Nguyễn Đình Cung – viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương – thì nói thẳng không hiểu biểu giá điện, không hiểu sao EVN đưa ra được các con số biểu giá.

Vấn đề, theo ông Cung, là phải tăng tính thị trường, chứ hiện tại cả khía cạnh về thể chế và kỹ thuật đều chưa thấy cách giải quyết để tiến đến thị trường cạnh tranh. Vì thế đến năm 2021-2022 VN sẽ có thị trường bán lẻ cạnh tranh theo lộ trình Bộ Công thương đưa ra.

Đặc biệt, ông Cung nói ông ngạc nhiên khi EVN đứng ra làm hội thảo về biểu giá.

“Đúng ra phải là Bộ Công thương, vì EVN không thể làm giá điện cho nhà nước. EVN chỉ làm giá điện cho chính EVN chứ không nên làm giá cho cả ngành điện. Cần xem xét đúng chức năng, thẩm quyền của EVN “, ông Cung nói và đề nghị phải thúc đẩy cạnh tranh để giảm chi phí…

Cứ kiểu, “con hát bố khen hay” giống như Bộ Công thương và EVN, xem chừng dân Việt còn lâu mới được sử dụng điện “cạnh tranh”.

 

 

RELATED ARTICLES

Tin mới