Saturday, April 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiQuan TQ khai khống số liệu kinh tế kinh hoàng

Quan TQ khai khống số liệu kinh tế kinh hoàng

Một số quan chức địa phương ở Đông Bắc Trung Quốc thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu kinh tế nhiều năm gần đây đến mức nghiêm trọng.

South China Morning Post cho biết, sau khi cơ quan giám sát của Đảng vào cuộc điều tra, các quan chức Trung Quốc thừa nhận đã khai khống số liệu thống kê này.

Theo đó, các số liệu được làm giả là các con số biểu thị quy mô tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh.

Ông Ying Min, người đứng đầu một cơ quan lập kế hoạch ở tỉnh Hắc Long Giang, cho hay: “Những chỉ tiêu về đầu tư đã được thổi phồng lên ít nhất 20%”. Ông Ying khai nhận, ông đã “thổi phồng” con số đầu tư lên ít nhất 10 tỷ nhân dân tệ hằng năm trong suốt 2 năm qua.

Thành phố Hắc Hà, thuộc Hắc Long Giang đã phóng đại con số đầu tư lên 1,9 tỉ nhân dân tệ (tương đương 2,3 tỉ HKD) trong năm 2013.

Cán bộ thuộc một quận ở Liêu Ninh báo cáo doanh thu tài chính ở mức 847 triệu nhân dân tệ, gấp đôi so với số tiền thực tế.

Một số cán bộ cơ sở cho biết số liệu thu nhập của người dân và mức sống tại các khu ổ chuột, thậm chí là số liệu kinh tế như tăng trưởng GDP cũng bị làm giả.

Trên thực tế, nền kinh tế ở Liêu Ninh chỉ tăng 2,6% trong nửa đầu năm nay, mức thấp nhất trong nước. Hắc Long Giang kinh tế tăng trưởng 5,1%. Nền kinh tế của tỉnh Cát Lâm mở rộng 6,1% trong cùng thời kỳ.

Tất cả những con số ở các tỉnh này đều kém xa so với Thành phố Trùng Khánh với mức tăng trưởng là 11%. Sau là tỉnh Quý Châu đạt 10,7%.

Theo như các con số được ghi khống lên, quy mô kinh tế ở các tỉnh này còn lớn hơn so với Hồng Kông, Tân Hoa xã trích lời Zhao Zhenqi, một nhà làm luật ở Cát Lâm, cho biết.

“Một loạt những dữ liệu sai lệch ở một số khu vực thuộc các tỉnh vùng Đông Bắc là đặc biệt nghiêm trọng, những dữ liệu này không chỉ làm sai lệch những kế hoạch và quyết định của chính phủ trung ương và địa phương mà còn “châm ngòi” cho những hành vi tham nhũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đảng, đạo đức chính trị và và uy tín của chính phủ”, Tân Hoa xã nhận xét.

Trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang tiến hành chống tham nhũng trên phạm vi rộng, vào đầu năm nay, cơ quan giám sát của đảng đã phát hiện ra một hành vi gian lận của các quan chức.

Thiếu phép tắc về luật pháp là một căn bệnh triền miên của những quan chức chịu trách nhiệm làm giả mạo dữ liệu.

Việc thừa nhận các số liệu kinh tế giả mạo không những khui ra một loạt các vấn đề lâu năm của quan chức Trung Quốc mà còn làm giảm các sự tín nhiệm của các nhà đầu tư thế giới và không đảm bảo được lợi thế cạnh tranh thương mại của quốc gia này.

Quan Trung Quoc khai khong so lieu kinh te kinh hoang
Giả mạo các số liệu kinh tế sẽ làm Trung Quốc mất lòng tin vào các nhà đầu tư.

Liên quan tới các số liệu kinh tế mập mờ, chênh lệch giữa con số thống kê của Trung ương và địa phương luôn lệch nhau. Chuyên gia kinh tế PGS.TS Nguyễn Văn Nam cũng chia sẻ một số nhận định.

Thứ nhất, từ lâu giới quan sát đã nghi ngờ những con số của Trung Quốc. Người ta luôn đặt câu hỏi: Trung Quốc tính toán như thế nào, dựa trên phương pháp nào, quy trình nào… để có những con số đó? Bất kỳ nước nào khi làm thống kê cũng phải dựa trên một phương pháp tính toán thống nhất của quốc tế, theo một quy trình bảo đảm nghiêm túc, khi đó con số mới được quốc tế thừa nhận. Trung Quốc đã không chỉ rõ được điều này.

Thứ hai, cách tổ chức thực hiện thống kê của Trung Quốc không rõ ràng: con số thống kê của Trung ương và địa phương luôn chênh nhau, bao giờ con số của địa phương cũng cao hơn Trung ương. Điều này cho thấy sự thiếu độc lập của cơ quan thống kê, làm thống kê theo chỉ đạo chính trị của địa phương, địa phương cần thành tích thì báo cáo con số đẹp.

Thứ ba, việc nghi ngờ tính xác thực của số liệu Trung Quốc xuất phát từ cảm nhận thực tế. Khi phóng viên, các chuyên gia kinh tế đi khảo sát thực tế và nhận thấy nền kinh tế Trung Quốc có nhiều vấn đề nhưng con số báo cáo lại rất đẹp, không phù hợp với thực tế. Ví dụ, chứng khoán Trung Quốc có thời điểm sụt giảm tới 30%, các vấn đề về nông dân, sản xuất…, những con số kia liệu đã phản ánh đúng tình hình thực tế?

RELATED ARTICLES

Tin mới