Friday, April 26, 2024
Trang chủĐiểm tinHQ-9 ở Biển Đông nhằm vào ai nếu không phải Mỹ?

HQ-9 ở Biển Đông nhằm vào ai nếu không phải Mỹ?

Không coi tàu chiến, máy bay Mỹ là mục tiêu vậy tên lửa HQ-9 của Trung Quốc nhằm vào lực lượng nào trong khu vực?

Trung Quốc đã đưa tên lửa HQ-9 ra Hoàng Sa của Việt Nam

Phát tín hiệu với Mỹ

Trung Quốc đã bố trí trận địa tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ 9) trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông. Không ít các chuyên gia quân sự cho rằng, tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc bố trí tại Hoàng Sa là nhằm vào những hoạt động quân sự của hải quân Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến ngay tại Trung Quốc lại cho rằng hải quân Mỹ coi HQ-9 chỉ mang tính rắn đe.

Tờ “Minh báo” Hong Kong nêu rõ, hầu hết các chuyên gia quân sự bên ngoài Trung Quốc đều cho rằng, mục tiêu của HQ-9 mà Trung Quốc bố trí tại Hoàng Sa là Mỹ, cụ thể những hoạt động của hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, thực tế đây chỉ là mục tiêu thứ yếu, còn mục tiêu chính của HQ-9 tại Hoàng Sa là “Át chủ bài” của Không quân Việt Nam- máy bay ném bom Su-30MK2V do Nga sản xuất.

Tờ “Đông phương” và “Thương báo” của Hong Kong cũng có quan điểm tương tự khi nhận định rằng, tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc bố trí tại Hoàng Sa là để đối phó lần lượt với Việt Nam, Philippines và Mỹ.

Tờ “Đông phương” dẫn ý kiến chuyên gia phân tích cho rằng, Philippines sẽ được chọn là mục tiêu đầu tiên trong cuộc chiến “thu hồi chủ quyền Biển Đông” của Trung Quốc. Chiến thuật của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trước tiên là thu hồi đảo Thị Tứ (Trung Quốc gọi là đảo Trung Nghiệp) mà Phlippines đang kiểm soát.

HQ-9 o Bien Dong nham vao ai neu khong phai My?
Tàu USS Lassen từng tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông

Nguồn thạo tin quân sự Trung Quốc được dẫn lời cũng cho rằng, lực lượng quân sự Trung Quốc bố trí tại khu vực Biển Đông hoàn toàn không chuẩn bị cho đối kháng quân sự với Lực lượng Thái Bình Dương của hải quân Mỹ.

Washington luôn cân nhắc đến năng lực phản công của lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc nên sẽ không điều động vũ khí chiến lược (như tổ hợp tác chiến tàu sân bay hay tàu ngầm hạt nhân) tham chiến, chiếm giữ các đảo và bãi đá ở Biển Đông.

Vì thế, tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc bố trí ở Hoàng Sa cũng như các công trình quân sự ở Trường Sa chỉ có tác dụng để “cảnh cáo” và “xua đuổi” các chiến hạm và máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động ở khu vực này.

Trung Quốc cũng không dám coi chiến hạm hay máy bay chiến đấu của Mỹ tuần tra ở Biển Đông là “mục tiêu khai hỏa”.

Sau HQ-9 tại Hoàng Sa, PLA có kế hoạch bố trí tên lửa chống hạm tại khu vực Biển Đông, nhiều khả năng ở quần đảo Trường Sa.

Mục tiêu của PLA là xây dựng một loạt căn cứ quân sự tại Biển Đông, nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển này. Trong tương lai, PLA sẽ xây dựng một tổ hợp gồm nhiều căn cứ quân sự quy mô lớn tại Biển Đông, nhất là tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Dân quân biển Trung Quốc

Bên cạnh việc quân sự hóa Biển Đông, Trung Quốc từ lâu đã thực hiện chiến lược sử dụng “lực lượng dân quân trên biển”.

Một bài viết của hãng ABC (Australia) ngày 9/5 cho rằng Trung Quốc kiên quyết giành quyền kiểm soát Biển Đông thông qua việc xây dựng các đảo trái phép nhằm chống lại Philippines.

Để thực hiện điều này, Trung Quốc sẽ dựa vào lực lượng dân quân trên biển, lực lượng được cấp ngân sách rất lớn và lựa chọn từ đội tàu đánh cá vô cùng hùng hậu của nước này. Những ngư dân của đảo Hải Nam là lực lượng bảo vệ trong tương lai trong trận chiến giành trọn Biển Đông của Trung Quốc.

 
Các tàu cá Trung Quốc được tàu bảo vệ bờ biển hộ tống

Các đội tàu cá này hoạt động như một lực lượng bán chính quy và dưới hình thức dân sự, chiếm giữ và giúp xây dựng ở các đảo tranh chấp.

Hãng ABC cho biết hầu hết những ngư dân này từ chối trả lời phỏng vấn ngoại trừ một thuyền trưởng vừa trở về sau hai tháng ở quần đảo Trường Sa. Người này đồng ý trả lời với điều kiện không tiết lộ danh tính.

Người này nói: “Chúng tôi sẽ không đi tới đó nếu chính phủ không chi trả khoản trợ cấp khoảng 20.000 USD mỗi lần, chúng tôi chỉ đi đến đây nếu cam kết sẽ tới đó 4 lần một năm. Chúng tôi không có thu nhập từ việc đánh bắt cá”.

Người này cũng cho rằng đây là con đường kiếm sống mạo hiểm khi cho biết năm 1998 anh ta cùng với 60 người từ bốn chiếc thuyền khác bị Philippines giam giữ 6 tháng tại bãi cạn Scaborough cho tới khi Đại sứ quán Trung Quốc giải cứu.

 
Một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông

Chính phủ Trung Quốc cung cấp và huấn luyện cho ngư dân trên khoảng 100 chiếc tàu. Để đi xa hơn và hoạt động trên biển lâu hơn, đội tàu được hiện đại hóa với tàu đánh cá bằng lưới rà vỏ thép và được trang bị định vị vệ tinh.

Đội tàu này cũng được giao nhiệm vụ quan trọng nhất là chiếm giữ và xây dựng các đảo ở bãi cạn Scaborough, cách Philippines khoảng 200 km. Một khi hoàn tất, chúng sẽ giúp cho Trung Quốc có được “tam giác sắt” và hoàn toàn kiểm soát Biển Đông.

Tam giác này là khu vực định hình bởi quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc, quần đảo Trường Sa ở phía Nam và hiện là bãi cạn Scaborough ở phía Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới