Friday, March 29, 2024
Trang chủĐiểm tinNga- Nhật bàn về Triều Tiên không có TQ

Nga- Nhật bàn về Triều Tiên không có TQ

Ngoại trưởng Nga và người đồng cấp Nhật Bản đã điện đàm thảo luận về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trước khi Nga gọi điện bàn bạc với Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida.

Tân Hoa xã dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho hay hôm 12/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida đã điện đàm để thảo luận về vụ thử hạt nhân gần đây của Triều Tiên.

Theo đó, Bộ trên cho hay, Nga đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực thi chính xác các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tầm quan trọng của giải pháp chính trị và ngoại giao đối với tình hình ở Triều Tiên.

Cuộc điện đàm với Nhật Bản đã được Nga thực hiện trước khi Ngoại trưởng Nga nối máy với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích về vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trước đó đã lên tiếng đổ lỗi cho Mỹ và hối thúc Mỹ phải có trách nhiệm với vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và đưa ra những giải pháp hiệu quả.

Hôm 9/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái kêu gọi tăng cường áp lực đối với Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân mới, đồng thời cho rằng Trung Quốc phải “có trách nhiệm” trong việc giải quyết vấn đề này.

Phản ứng của việc Nga ưu ái cuộc điện đàm với Nhật Bản hơn là Bắc Kinh đã cho thấy sự sốt ruột của Moscow ở hai bờ Triều Tiên khi Bắc Kinh vẫn chưa thể hiện được ưu thế của mình đối với Bình Nhưỡng.

Các mối quan hệ Nga-Triều hiện nay đang ở thời điểm cao nhất kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trước đó, Mỹ và Nhật Bản thông báo đang tìm kiếm biện pháp mạnh tay nhất đối với Triều Tiên sau các động thái phóng thử lần thứ 5 trong năm nay.

“Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ tại Hội đồng Bảo an và rộng hơn nữa để đưa ra biện pháp mạnh mẽ nhất nhằm chống lại hành động mới đây của Triều Tiên”, ông Sung Kim đặc phái viên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ về chính sách Triều Tiên thông báo với truyền thông sau cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản.

Ông Kim cũng thêm rằng Mỹ có thể sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt của riêng mình để phản ứng lại “hành vi khiêu khích không thể chấp nhận được từ phía Triều Tiên”.

“Bên cạnh các biện pháp trừng phạt từ Hội đồng Bảo an, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ xem xét những biện pháp đơn phương”, ông Kim nói nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Triều Tiên đã bị giáng 5 gói trừng phạt từ Liên Hợp Quốc kể từ khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006, song Bình Nhưỡng khẳng định sẽ không dừng lại.

Tầm nhìn địa chính trị ưa thích của Nga đối với Đông Bắc Á là một tầm nhìn về cán cân sức mạnh đa cực dựa trên các nguyên tắc – một sự hòa hợp sức mạnh trong đó Moskva là một trong các bên tham gia, với đàm phán 6 bên giống một nguyên mẫu mang tính thể chế có thể có cho một dàn xếp như vậy.

Trước cuộc khủng hoảng Ukraine, một Triều Tiên thống nhất, với sự phụ thuộc về an ninh vào Mỹ giảm bớt và nhiều ảnh hưởng hơn đối với Bắc Kinh và Tokyo, được Moscow xem là công cụ để thiết lập sự cân bằng sức mạnh ở Đông Bắc Á mà sẽ chống lại sự thống trị của bất cứ một bên tham gia đơn lẻ nào, dù là Mỹ hay Trung Quốc.

Điều đó đã tạo ra thêm một lý do cho lợi ích tiềm tàng của Nga trong việc tái thống nhất Triều Tiên.

RELATED ARTICLES

Tin mới