Friday, July 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnKhông máy phóng, tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc thành "phế vật"

Không máy phóng, tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc thành “phế vật”

Tờ Chinatimes của Đài Loan đăng tải loạt ảnh tiêm kích hạm J-15 cho thấy, có khả năng Trung Quốc đã chế tạo thành công máy phóng trên tàu sân bay.

 

Khong may phong, tiem kich ham J-15 Trung Quoc thanh

Lộ phiên bản J-15 sử dụng máy phóng của Trung Quốc

Tờ báo này đăng tải những bức ảnh này thể hiện một nguyên mẫu tiêm kích hạm J-15 đầu tiên sẽ sử dụng máy phóng trên tàu sân bay của Trung Quốc. Nguyên mẫu này có sự khác biệt rất lớn so với các nguyên mẫu trước đó ở cả 2 bánh đáp phía trước.

Phân tích của tờ báo cho biết, đây là chiếc máy bay nghiệm chứng kỹ thuật máy phóng đầu tiên của Trung Quốc.

Theo đó, ngoài trục nối để thả và thu bánh đáp, trên trục của bánh còn có các khớp tiếp xúc vào máy phóng. Trên các bức ảnh so sánh các nguyên mẫu J-15 trước đây và chiếc mới nhất thể hiện rõ nét điều này.

Chuyên gia quân sự Hồng Kông Lương Quốc Lương nhận định, theo thông tin của ông thì khoảng 2 hoặc 3 năm trước đây Trung Quốc đã chế tạo thành công các máy phóng tiêm kích hạm, gồm cả 2 phiên bản máy phóng hơi nước kiểu cũ và máy phóng điện từ tiên tiến nhất.

Tuy chưa biết mức độ kỹ thuật của máy phóng ra sao nhưng chắc chắn là các nhà kỹ thuật Trung Quốc đã tiếp tục phát triển một phiên bản tiêm kích hạm J-15 mới và sẽ không chỉ 1 chiếc mà còn vài chiếc nữa để hoàn thiện một chiếc chiến đấu cơ thực thụ trên hạm.

Trước khi thử nghiệm thành công phiên bản J-15 sử dụng máy phóng, Trung Quốc đã bắt tay chế tạo chiếc hàng không mẫu hạm quốc nội đầu tiên, do đó, phiên bản J-15 mới sẽ không thể sử dụng trên cả CV-16 Liêu Ninh và tàu sân bay mới này.

Chuyên gia Lương Quốc Lương nhận định, chắc chắn Trung Quốc sẽ còn tiếp tục chế tạo vài tàu sân bay mới để có thể sử dụng cả 2 loại máy phóng hơi nước và máy phóng điện từ. Điều này cũng phù hợp với thông tin rò rỉ trước đây là Trung Quốc sẽ chế tạo ít nhất là 3 tàu sân bay nữa.

Khong may phong, tiem kich ham J-15 Trung Quoc thanh

Phiên bản tiêm kích hạm J-15 mới có khớp tiếp xúc với máy phóng

Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc cũng đã xuất hiện những bức ảnh về hoạt động huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh. Các tiêm kích hạm J-15 (kiểu cũ) đã được sơn màu hải quân, thể hiện rõ việc nó đã có năng lực chiến đấu.

Trong tất cả các bức ảnh, số lượng J-15 xuất hiện nhiều nhất là 8 chiếc, cùng với 1 máy bay trực thăng Z-8, 1 chiếc trực thăng cứu hộ Z-9. Do đó, hải quân Trung Quốc sẽ còn vài ba chiếc J-15 phiên bản mới đang tiến hành thử nghiệm mặt đất hoặc trên các “tàu sân bay trên cạn” (mô hình đường băng tàu sân bay ở các Trung tâm huấn luyện).

Tiêm kích hạm J-15 tính năng quá yếu kém

Được biết, tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc được chế tạo theo nguyên mẫu Su-33 của Liên Xô (Nga hiện nay vẫn còn sử dụng Su-33 nhưng tới đây sẽ thay thế hết bằng MiG-29K). Cả Su-33 và J-15 đều là máy bay tiêm kích hạm hạng nặng để mang được nhiều nhiên liệu, tăng bán kính tác chiến và tải trọng vũ khí.

Kinh nghiệm từ thời Liên Xô đã cho thấy, đối với loại tàu sân bay kích thước và lượng giãn nước trên 60.000 tấn như Kuznetsov và Liêu Ninh, để đạt được trọng lượng cất cánh tối đa 26 tấn đối với một tiêm kích hạm đã là rất khó.

Vì vậy, ngay sau khi Su-33 ra đời, người Nga đã phải quay sang phát triển loại tiêm kích hạm hạng nhẹ MiG-29K có trọng lượng cất cánh tối đa thấp hơn Su-33. Loại máy bay này sẽ được Nga dùng để thay thế dần dần Su-33 và xuất khẩu cho hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, do những hạn chế của đường băng kiểu cầu bật trên tàu sân bay Liêu Ninh, lại không có máy phóng nên lượng bom đạn mà J-15 mang theo rất hạn chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến, bởi nó không thể đảm nhận được 1 chứ không nói là nhiều nhiệm vụ.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới