Wednesday, April 24, 2024
Trang chủĐiểm tinNga - Pháp "đi đêm", né ông lớn Mỹ trong thương vụ...

Nga – Pháp “đi đêm”, né ông lớn Mỹ trong thương vụ Mistral

Nga vẫn nhận được hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, được đóng tại Pháp, mặc dù thực tế Paris đã từ chối cung cấp cho Nga do phương Tây tiến hành biện pháp trừng phạt chống Nga và bán cho Ai Cập?

Tàu sân bay lớp Mistral

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Nga – Pháp – Ai Cập có thỏa thuận ngầm trong thương vụ này để “né” đòn trừng phạt của phương Tây?

Kênh truyền hình SIS của Ai Cập mới đây đã đưa tin giật gân rằng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral được đóng tại Pháp mang tên Vladivostok và Sevastopol vẫn được giao cho khách hàng ban đầu là Nga.

Mặc dù trước đó (2015), Paris đã từ chối chuyển giao hai tàu này cho phía Nga do vướng phải các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt, nhưng Nga vẫn sẽ nhận được hai tàu đổ bộ tấn công (tàu sân bay trực thăng) Mistral được đóng tại Pháp. 

Sau khi Paris hủy hợp đồng cung cấp tàu Mistral với Moscow, các tàu này đã được bán sang Ai Cập, và hiện nay nhà chức trách của quốc gia Bắc Phi này cho biết họ quyết định nhượng lại cho Nga.

Hai tàu trực thăng đã được đóng tại Pháp theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Moscow cũng đã thanh thoán đầy đủ cho nhà sản xuất là xưởng đóng tàu Saint-Nazaire, nhưng sau đó Paris đã từ chối cung cấp hàng do các lệnh trừng phạt của Phương Tây vào năm 2014 liên quan đến khủng hoảng chính trị ở Ukraine.

Cuối năm 2015, Ai Cập bất ngờ mua lại hai tàu này. Động thái này khiến nhiều chuyên gia tỏ ra hoang mang, họ đặt ra nghi vấn: Tại sao nước này lại mua tàu loại này trong khi chúng không được trang bị vũ khí? (mặc dù cuối cùng họ vẫn mua các khí tài khác của Nga như trực thăng Ka-52…để hoàn thiện tính năng của chúng).

Kênh truyền hình hàng đầu Ai Cập SIS TV truyền tải thông tin: “Tỷ phú Ai Cập  Nassef Onsi Sawiris đã bỏ tiền mua các tàu sân bay Mistral, và sau đó với tư cách là chủ sở hữu, ông này bán lại cho Nga với giá tượng trưng 1 $. Thậm chí, kênh truyền hình này còn khẳng định, vấn đề này đã có sự đồng thuận của Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah Khalil Al-Sisi.

Kênh truyền hình này cũng nhấn mạnh rằng đây là một bước đi quan trọng trong việc tái lập quan hệ ngoại giao, tăng cường hợp tác hữu nghị, hợp tác quân sự giữa hai nước Nga và Ai Cập.

Có thể toàn bộ giao dịch mua tàu Mistral của Ai Cập đã được tính toán từ trước (do Moscow là chủ mưu), mà nhiều khả năng Nga đã cung cấp tiền cho tỷ phú Nassef Onsi Sawiris thực hiện việc mua bán này.

Liệu rằng có một thỏa thuận ngầm giữa Nga và Pháp, mà số tiền bồi thường 1,1 tỷ $ chỉ là động thái “tung hỏa mù của Pháp” để né các biện pháp trừng phạt của Phương Tây? 

Thông tin này đến nay chưa được bất cứ bên nào công nhận, cũng như chưa có bằng chứng về việc Nga đã nhận 2 tàu chiến này từ phía Ai Cập. Tuy nhiên, tin giật gân này vẫn được truyền thông Nga cũng như Ai Cập đề cập đến sau khi Nga – Pháp tỏ ra lạnh nhạt với nhau vì bất đồng về tình hình Syria. 

Hợp đồng mua bán tàu sân bay lớp Mistral cho Hải quân Nga trị giá 1,2 tỷ euro được Nga – Pháp ký kết vào mùa Hè năm 2011. Theo điều kiện hợp đồng, chiếc tàu đầu tiên có tên là Vladivostok sẽ được phía Pháp bàn giao vào tháng 11/2014, nhưng Paris đã không bàn giao tàu cho Moscow vì cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình khủng hoảng Ukraine. Chiếc thứ hai có tên Sevastopol cũng đã được lên kế hoạch chuyển giao cho Nga vào tháng 11/2015.

Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral có lượng rẽ nước 21.000 tấn, chiều dài thân tàu là 210 mét, có khả năng tốc độ tối đa lên đến 18 hải lý, phạm vi hoạt động tối đa lên tới 20.000 dặm.

Mistral có thể mang theo 16 máy bay trực thăng tấn công Ka-52k, hoặc 35 máy bay trực thăng hạng nhẹ; có 6 điểm hạ cánh trên tàu.

RELATED ARTICLES

Tin mới