Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiRủi ro lớn từ vay tiền TQ

Rủi ro lớn từ vay tiền TQ

Tờ Financial Times ngày 13/10, có viết với tiêu đề: “Trung Quốc suy nghĩ lại cách tiếp cận với chính sách cho vay các nước nhiều rủi ro”.

Sự đột biến trong cho vay nước ngoài khiến cho các ngân hàng chính sách của Trung Quốc lo ngại vì các nước có nguy cơ vỡ nợ cao. Tình trạng trên buộc Bắc Kinh phải tính toán lại các cam kết của mình đối với các nền kinh tế đang phát triển.

Một phân tích Financial Times cho thấy 6 trong số 10 quốc gia nhận nguồn tài trợ lớn nhất của Trung Quốc trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 được xếp có nguy cơ vỡ nợ cao, sử dụng phương pháp đo lường của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế. Ngược lại chỉ có 2/10 quốc gia nhận hàng đầu của các khoản vay phát triển Ngân hàng Thế giới từ năm 2011 đến năm 2015 là gặp các loại rủi ro.

Vào năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết 35 tỷ USD cho vay ưu đãi cho châu Phi trong một động thái trấn an các đối tác của mình trên lục địa này rằng sự quan tâm của Trung Quốc đã mở rộng ra hơn ngoài việc chiết xuất dầu và các nguồn tài nguyên khác.

Trung Quoc do tien cho cac nuoc vay: Giat minh rui ro
Sự đột biến trong cho vay nước ngoài khiến cho các ngân hàng chính sách của Trung Quốc lo ngại vì các nước có nguy cơ vỡ nợ cao.

Tuy nhiên với giá dầu khoảng 50 USD/thùng đã phá hoại khả năng hoàn trả vốn vay liên quan đến dầu thô. Vì vậy người cho vay ở Trung Quốc và khách hàng vay châu Phi đang trở nên thận trọng hơn trong việc ký kết  các dự án mới. Một số khoản vay đảm bảo bằng dầu thô đã quá hạn, dẫn đến việc phải đàm phán lại nợ từ Chad đến Ghana và Angola.

Sự tan rã của nền kinh tế Venezuela cũng đã đặt ra câu hỏi cho Ngân hàng phát triển Trung Quốc về vấn đề cho vay và đánh giá rủi ro ở nước ngoài.

“Trung Quốc tiếp tục nói về các mối quan hệ cùng có lợi với các nền kinh tế hàng hóa phong phú nhưng việc này đã thay đổi cơ bản, khi xuất khẩu hàng hóa các nước ở châu Phi và Nam Mỹ ngày càng xấu đi”, Matt Ferchen, một học giả tại trung tâm Thanh Hoa Carnegie tại Bắc Kinh cho biết.

Đáp lại, Trung Quốc đang chuyển trọng tâm từ các khách hàng rủi ro như Zimbabwe và Sudan để chuyển sang các phương án thay thế khác như Ethiopia, hiện đang nổi lên như một cường quốc sản xuất trong khu vực.

Trong tháng này, một dự án đường sắt điện khí hóa trị giá 3,4 tỷ USD được tài trợ và xây dựng bởi Trung Quốc, nhằm kết nối giữa Addis Ababa và Djibouti, nơi Trung Quốc đang xây dựng căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên.

Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại Angola. Bà Deborah Brautigam, học giả Trung Quốc gốc phi ở SAIS cho biết, các thỏa thuận cho vay bảo đảm bằng lượng dầu xuất khẩu hàng ngày cũng phải được đàm phán lại để nâng mức dầu xuất khẩu lên.

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc có truyền thống đi đầu trong việc cho vay ở châu Phi, tuy nhiên một số nhà quan sát bên ngoài tin rằng danh mục đầu tư của nó có thể sắp bão hòa.

Trong khi đó, ngân hàng phát triển Trung Quốc đã mở rộng cho vay nước ngoài quá nhiều trong thời bùng nổ dầu nên hiện phải tập trung hơn để giải quyết các rủi ro. Cả hai ngân hàng đã tăng vốn trong tháng 4/2015 sau sự sụt giảm giá dầu. Sự gia tăng này chỉ là bề ngoài  để hỗ trợ chiến lược một vành đai, một con đường của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới