Monday, May 6, 2024
Trang chủĐàm luậnChính sách “hướng Đông” của Nga thất bại khi bỏ qua Đông...

Chính sách “hướng Đông” của Nga thất bại khi bỏ qua Đông Nam Á

Tổng thống Putin trở thành thượng khách tại Hội nghị G-20 ở Hàng Châu (Trung Quốc), ông đã quyết định rằng những nỗ lực trên là không đáng kể tới Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Kể từ khi Nga trở thành thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào năm 2011, Tổng thống Putin đã từ chối tham dự sự kiện quốc tế cấp cao nhất của ASEAN và cử Thủ tướng Dmitry Medvedev dự thay.

Quan hệ nồng ấm Nga _ Trung

Với việc Moskva có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh rõ ràng Đông Nam Á và cụ thể là ASEAN đã nằm bên ngoài phạm vi chính sách đối ngoại của Nga.

Tại sao quan hệ Nga – Trụng lại trở nên nồng ấm trong những năm vừa qua?

Thứ nhất, mối quan hệ giữa hai nước rất tâm đầu ý hợp. Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình rõ ràng có mối quan hệ cá nhân gần gũi và gặp gỡ nhau thường xuyên. Ngược lại, mối quan hệ giữa ông Putin và Tổng thống Barack Obama hiện rất lạnh nhạt, trong khi mối quan hệ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Obama cũng không khá hơn.

Thứ hai, là do những hội tụ về lợi ích. Những biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 cùng với giá dầu suy giảm khiến nền kinh tế của Nga rơi vào khó khăn đã buộc Moskva phải chuyển hướng sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, để thúc đẩy mối quan hệ thương mại và đầu tư. Trong khi đó, Trung Quốc rất muốn mua công nghệ quốc phòng của Nga.

Thứ ba, thế giới quan của Nga và Trung Quốc ngày càng tương đồng nhau. Cả hai nước đều cho rằng Mỹ là đối thủ chính yếu và thách thức vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ. Moskva và Bắc Kinh nhận thức rằng họ là mục tiêu của chiến lược ngăn chặn do Mỹ dẫn đầu: đó là việc mở rộng NATO tại châu Âu là nhằm kiềm chế Nga, trong khi chính sách “xoay trục” sang châu Á là nhằm vào Trung Quốc. Hai quốc gia đều tin rằng việc Mỹ thúc đẩy dân chủ là nỗ lực nhằm thay đổi chế độ tại Nga và Trung Quốc.

Cuối cùng, một cảm giác cùng là nạn nhân của phương Tây đã khiến Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau. Cả hai nước đều cảm thấy trong lịch sử phương Tây đã lợi dụng điểm yếu của họ để tước đoạt lãnh thổ và sự ảnh hưởng: đối với Trung Quốc là tại vùng Biển Đông và biển Hoa Đông trong suốt thế kỷ 19 và 20, đối với Nga là tại Ukraine và các quốc gia khác tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết năm 1991. Được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc và thực tế nhìn thấy sự đối địch của Mỹ, Moskva và Bắc Kinh hiện có ý định đòi lại những gì thuộc về mình.

Tuy nhiên, một liên minh Trung – Nga là không chắc chắn với những gì mà hai nước đang có. Sâu xa hơn, những mối lo ngại lẫn nhau, đặc biệt là từ phía Nga đối với ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Viễn Đông và khu vực Trung Á, đã loại trừ một liên minh vững mạnh giữa hai nước. Nhưng với sự đoàn kết hơn là chia rẽ, cả hai nước đồng ý hợp tác chiến thuật trong các vấn đề quốc tế nằm trong những lợi ích cốt lõi của từng nước.

Đối với Bắc Kinh, một trong những lợi ích cốt lõi là Biển Đông. Và cùng với mối quan hệ Trung – Nga được tăng cường, Nga sẽ tăng sự hỗ trợ cho Trung Quốc trong vấn đề này.

Trước đó, Nga thể hiện thái độ trung lập, cẩn thận để không làm mất lòng hai đối tác gần gũi nhất tại châu Á là Trung Quốc và Việt Nam, vốn có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

Tuy nhiên, trước khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài về việc Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông, Bắc Kinh đã dựa vào Moskva để tán thành lập trường của nước này là vai trò của Tòa trong các tranh chấp là bất hợp pháp. Mặc dù, phản ứng của Moskva đối với phán quyết ngày 12/7 tương đối cân bằng thì tại Hàng Châu, Tổng thống Nga Putin đã đứng hẳn về phía Trung Quốc khi tuyên bố Nga ủng hộ quyết định của Bắc Kinh từ chối thực hiện theo phán quyết. Lập trường này của Nga trái ngược với Mỹ, Nhật Bản, Australia, những nước kêu gọi các bên liên quan tuân thủ phán quyết.

Trung Quốc sẽ vô cùng biết ơn thái độ đoàn kết của Nga trong vấn đề Biển Đông. Nước này cũng sẽ rất hài lòng với quyết định của Tổng thống Putin tiếp tục chuyển giao vũ khí, bao gồm cả việc bán các tàu ngầm, máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không và các thiết bị chống tàu ngầm cũng như công nghệ tên lửa hành trình, những thứ sẽ giúp Trung Quốc nới rộng khoảng cách về năng lực quân sự so với các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền.

Trong một động thái thể hiện sự ủng hộ Trung Quốc, các tàu chiến Nga và Trung Quốc tổ chức diễn tập hải quân tại Biển Đông.

Những điều này là tin tức không tốt cho Việt Nam, vốn được nhiều lợi ích từ việc Tòa Trọng tài phủ quyết các tuyên bố về quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông. Hà Nội cũng sẽ được báo động trước mối quan hệ quốc phòng giữa Moskva và Bắc Kinh, và sẽ phải thúc đẩy những nỗ lực mua sắm vũ khí từ các nguồn không phải từ Nga, trong đó có Mỹ.

Quan hệ Trung – Nga thăng hoa có ý nghĩa như thế nào đối với Đông Nam Á?

Trong khi Nga rõ ràng muốn làm nhiều hơn về kinh tế tại khu vực thì ngoại giao của nước này vẫn tập trung vào phương Tây và ở châu Á lại tập trung vào Trung Quốc. Mặc dù Nga tự coi mình là một cường quốc và đòi có tiếng nói nhiều hơn trên trường quốc tế, nhưng nước này dành rất ít thời gian cho các thể chế đa phương và thể hiện sự thiếu ảnh hưởng đáng kể trong các thể chế này bao gồm cả Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) do ASEAN dẫn dắt.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nga ở Sochi hồi tháng 5, hai bên đã nhất trí cùng nhau hợp tác để hướng tới đối tác chiến lược và thúc đẩy EAS như là một nền tảng quan trọng cho đối thoại giữa các nhà lãnh đạo về các vấn đề chính trị, kinh tế và chiến lược lớn đối với khu vực.

Sự tham gia EAS của Tổng thống Putin sẽ được xem như là một thử nghiệm quan trọng thể hiện sự cam kết xác thực của Nga đối với sự ổn định của Đông Nam Á và khu vực. Nga đã thất bại trong thử nghiệm này và chứng minh một lần nữa là chính sách “hướng Đông” của Tổng thống Putin chỉ nhằm vào Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới