Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTại sao người TQ bị miệt thị ở Mỹ?

Tại sao người TQ bị miệt thị ở Mỹ?

Theo báo cáo, người Trung Quốc ngày càng bị miệt thị bởi người dân Mỹ. Điều này xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau, nhưng lý do chính là lối sống buông thả thái quá, và tính khoe trương của cộng đồng người Trung Quốc tại Mỹ.

Ảnh minh họa

“Báo cáo xu hướng phát triển du học của Trung Quốc năm 2016” được công bố tại Bắc Kinh cho thấy so với số lượng du học sinh tiểu học và trung học tại những quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand… thì du học sinh Trung Quốc chiếm số lượng đông nhất.

Nhiều phụ huynh ở Trung Quốc đại lục coi việc đưa con đi du học như là một món quà tuyệt vời nhất dành cho con của mình.

Nhật báo kinh tế của Hong Kong dẫn lời bản báo cáo trên cho biết, tình hình du học của Trung Quốc đại lục vẫn trong giai đoạn tăng trưởng ổn định. Trong năm 2015, số người xuất ngoại vượt qua ngưỡng 520.000 người và con số này còn tiếp tục tăng cao trong năm 2016.

Số du học sinh Trung Quốc đại lục hiện chiếm vị trí số 1 ở 8 quốc gia. Du học sinh Trung Quốc chiếm 1/3 học sinh quốc tế của Mỹ, Canada; chiếm hơn 20% học sinh quốc tế của Anh quốc, Australia, New Zealand; chiếm 45% và 62% trong số học sinh quốc tế ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Để con cái mình dễ dàng vào một trường đại học ở nước ngoài, các bậc phụ huynh Trung Quốc đã chọn cách đưa con đi du học từ bậc trung học.

Trong khi đó, một số phụ huynh lại không muốn “chia tay” con cái từ quá sớm nên đã chọn những trường học quốc tế. Điều này khiến số lượng trường quốc tế ở Trung Quốc đại lục rơi vào tình trạng cung không đủ cầu và chất lượng cũng khác nhau rất nhiều.

Nhật báo kinh tế dẫn báo cáo của truyền thông đại lục cho biết rất nhiều trường quốc tế ở Thâm Quyến có mức học phí năm từ 130.000 đến 160.000 nhân dân tệ (khoảng 433-533 triệu đồng).

Một vị phụ huynh họ Từ cho biết học phí ở các trường quốc tế ở Thâm Quyến hơi cao nên không ít người đã chuyển hướng sang các trường quốc tế ở Đông Nam Á. Ví dụ con của cô ấy đang học tại một trường quốc tế ở Chiang Mai, Thái Lan. Học phí một năm chỉ là 60.000 nhân dân tệ (khoảng 200 triệu đồng).

“Những đứa trẻ khinh khí cầu” (chỉ những học sinh du học từ nhỏ) sở hữu tự do nhưng cũng đối mặt nhiều nguy cơ

South China Morning Post ngày 7/4 đưa tin những năm gần đây ngày càng nhiều học sinh nhỏ tuổi của Trung Quốc sang Mỹ du học, tiếp nhận nền giáo dục Phương Tây.

Họ hy vọng sau khi học xong trung học tại Mỹ, sẽ có sức cạnh tranh hơn khi đăng ký vào các trường đại học ở đây. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ muốn về nước tìm công việc.

Tuy nhiên, đôi khi theo đuổi giấc mơ Mỹ cũng trở thành ác mộng. Có chuyên gia chỉ ra rằng nhiều du học sinh đã gặp rắc rối, thậm chí ngồi tù khi không có sự quản lý của cha mẹ.

Theo báo cáo, Trung Quốc đại lục có chế độ giáo dục đại học rất hà khắc, quan trọng điểm số vì vậy sau khi đến Mỹ, đa phần du học sinh Trung Quốc đều cảm thấy ngạc nhiên vì sự tự do trong cách học tập và sáng tạo.

Một học sinh 19 tuổi cho biết: “Nếu cần dùng một từ để miêu tả cuộc sống ở đây thì đó là ‘tự do”. Cậu học sinh này hiện đang học tại một trường công giáo ở Murrieta và sẽ tốt nghiệp vào năm nay. Anh ta nói sự lựa chọn cho học tập ở đây rất nhiều và mọi sự lựa chọn đều rất tự do.

Tuy nhiên, rất nhiều du học sinh không thể thích ứng với cuộc sống và văn hóa của Mỹ. Cuộc sống tự lập bỗng nhiên ập đến cũng khiến họ không thể hòa nhập. Rowland Heights, nằm ở phía Đông của Los Angeles, là khu vực tập trung nhiều người Trung Quốc. Tại đây, 3 học sinh đang học tại một trường tư thục địa phương đã phải ngồi tù vì tấn công 2 đứa trẻ khác.

Ngày 30/3/2015, những du học sinh Trung Quốc đang học trung học tại California đã bạo hành hai nữ học sinh Trung Quốc khác trong độ tuổi 16 và 18, trong đó chúng yêu cầu 2 học sinh nữ lột sạch quần áo, dùng thuốc lá đốt núm vú, tát hay cạo tóc. Cô bé nạn nhân 18 tuổi bị kéo đến công viên Rowland Heights và chịu bạo hành suốt 5 giờ đồng hồ.

Theo báo cáo, những sự việc này đã nhận được sự quan tâm rộng rãi từ Trung Quốc. Cả xã hội băn khoăn với câu hỏi liệu có nên đưa con cái sinh sống tại nước ngoài mà không có sự quản lý của cha mẹ.

Người bản địa lo ngại du học sinh Trung Quốc làm hỏng văn hóa địa phương

International Herald Leader từng đưa tin những “đứa trẻ khinh khí cầu” thường xuyên được cha mẹ chúng dùng tiền để bù đắp về những thiếu thốn về tình cảm. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó cảm thấy cô đơn, trống rỗng.

Văn Vũ, một du học sinh Trung Quốc, có cha là một doanh nhân ở Quảng Châu và gia đình rất giàu có. Gần như tuần nào cậu ta cũng thay một chiếc siêu xe, đồng hồ đắt tiền. Từng có ý định hối lộ cô giáo chiếc đồng hồ đắt tiền để không tham gia một kỳ thi. Cô giáo của Văn Vũ cho biết học sinh từ những trường tư thục đa phần đến từ những gia đình giàu có, tuy nhiên những suy nghĩ dùng tiền có thể mua được mọi thứ thì không thể lý giải.

Đối mặt với tình trạng gia tăng những đứa trẻ như vậy, người dân địa phương ngoài việc ngạc nhiên vì cách khoe của của chúng, phần đông lo lắng rằng cách tiêu tiền theo kiểu “vén tay áo xô đốt nhà táng giấy” của những đứa trẻ này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái họ.

Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ cũng từng đưa ra báo cáo cho thấy hiện nay đã không còn tìm thấy những du học sinh Trung Quốc giản dị, chăm chỉ và tràn đầy lòng yêu nước.

Những du học sinh 8X của Trung Quốc thường ôm ấp ý nguyện báo hiếu cho tổ quốc, cũng có những người nỗ lực để nhận được thẻ định cư, trở thành một thành viên của xã hội Mỹ. Mỗi người đều mang trong mình giấc mơ nước Mỹ để vượt Thái Bình Dương.

Trong khi đó, du học sinh Trung Quốc hiện nay đều là thế hệ Phú nhị đại (từ dùng để chỉ thế hệ giàu có thứ hai của Trung Quốc). Họ có thể chịu được mức học phí gấp hơn 2,3 lần so với học sinh Mỹ. Họ học tài chính hoặc chuyên ngành quản lý, đầu tư vào ngân hàng để tích lũy kinh nghiệm sau đó về nước thực hiện “giấc mơ Trung Quốc” bằng cách quản lý các doanh nghiệp từ gia đình.

Theo báo cáo, cùng với tình trạng khoe của của du học sinh Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều, sự phản cảm của người Mỹ cũng tăng dần lên.

Du học sinh Trung Quốc ở Đại học Michigan từng phát hiện dòng chữ “cút về nước” được viết lên xe. Và vào năm 2011, Đại học California cũng xuất hiện đoạn video chế giễu học sinh Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới