Sunday, December 29, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnBiển Đông nhường chỗ cho thương mại, Malaysia sắp vào tay TQ

Biển Đông nhường chỗ cho thương mại, Malaysia sắp vào tay TQ

Chỉ một tuần sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Bắc Kinh và thu hoạch 24 tỷ đô tiền viện trợ và cam kết đầu tư từ Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia dường như cũng muốn một sự thay đổi tương tự. 

Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) và Tập Cận Bình

Ông Najib và các lãnh đạo doanh nghiệp Malaysia đang có mặt tại Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 31/10-6/11. Dù vấn đề Biển Đông và vụ bê bối tham nhũng của ông Najib không có trong chương trình nghị sự, nhưng khả năng chúng sẽ gián tiếp ảnh hưởng các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo hai nước, theo CNBC.

Bê bối tham nhũng

Trong hai năm qua, Thủ tướng Malaysia Najib dính líu vào một vụ bê bối quốc tế xung quanh vụ bòn rút tiền từ quỹ phát triển nhà nước 1 Malaysia Development  Bhd (1MDB). Vụ việc này gây tổn hại uy tín quốc tế của ông Najib và kích hoạt các cuộc biểu tình trong và ngoài nước yêu cầu ông phải từ chức.

Trong khi đó, Trung Quốc đã bỏ tiền cứu nguy cho ông Najib.

Vào tháng 11 năm ngoái, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Tổng hợp Trung Quốc tuyên bố họ sẽ trả 2,3 tỷ $ tiền mặt và lấy một lượng không xác định các khoản nợ cho một nhóm các nhà máy điện khỏi vụ bê bối 1MDB.

Tháng tiếp đó, Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc đồng ý mua 60% cổ phần của một dự án bất động sản của 1MDB gọi Bandar Malaysia với giá 1.7 tỷ $ theo một hợp đồng liên doanh với Malaysia Iskandar Waterfront Holdings.

Uy tín sụt giảm khiến ông Najib ít có sự giao thiệp hơn với các nhà lãnh đạo phương Tây, hệ quả là hoạt động đầu tư trực tiếp từ phương Tây sụt giảm, do đó tình bạn với Trung Quốc vào thời điểm này rất có ý nghĩa, theo ông James Chin, Giám đốc Viện Châu Á tại Đại học Tasmania.

Lợi ích thương mại

Bên cạnh đó, “thương mại và đầu tư đang rất quan trọng vào thời điểm khi ông Najib cần đẩy mạnh hơn nữa nền kinh tế Malaysia nhằm nâng cao tính hợp pháp của ông trong việc điều hành đất nước”,  theo Tiến sĩ Mustafa Izzuddin, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Singapore.

Ông giải thích: “Một nền kinh tế phát triển bền vững, đặc biệt trong năm 2017, sẽ là một yếu tố quan trọng vào thời điểm khi ông Najib tổ chức cuộc bầu cử [vào năm 2018] và cho phép ông Najib củng cố các cơ hội đưa liên minh của ông trở lại chính phủ.”

Ngược lại, Bắc Kinh sẵn sàng chào đón Thủ tướng Malaysia vì họ đang tìm cách gây dựng sự ủng hộ từ các nước Đông Nam Á nhằm đối chọi lại sức ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Đồng thời, Bắc Kinh có thể sử dụng sự tham gia của họ vào vụ việc 1MDB để lấy lòng mối quan hệ với Malaysia, theo CNBC.

Tuy nhiên, ông James Chin nhận định: “Trung Quốc biết ông Najib cần họ hơn, do đó Bắc Kinh sẽ đối đãi ông ta với tiêu chuẩn 5 sao để báo hiệu cho phần còn lại của thế giới rằng họ đã có Malaysia trong tay”.

Gác lại Biển Đông

Giống như Philippines, Việt Nam và Đài Loan, Malaysia tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo trên Biển Đông hiện đang tranh chấp. Tuy nhiên, không giống như các nước láng giềng, chính quyền của Thủ tướng Najib phần lớn im lặng trước yêu sách trên biển của Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Thủ tướng Najib sẽ không dám thúc ép Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông vì sợ chọc giận đối tác thương mại lớn nhất của mình, theo CNBC. Nhưng sự im lặng của ông Najib về Biển Đông có thể khiến người Malaysia càng thêm giận dữ khi họ đang muốn ông từ chức vì vụ  1MDB.

Trước những lợi ích sát sườn đối với tương lai chính trị của bản thân, dường như Thủ tướng Malaysia đang hy vọng chuyến thăm chính thức của ông sẽ mở ra cơ hội hợp tác với Trung Quốc, dù phải gác lại lợi ích về Biển Đông.

Theo ông William Case, giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông, nhận xét trong một email: “Một câu hỏi thú vị nổi lên từ sự việc này là Malaysia cảm thấy hào hứng như thế nào về việc làm con nợ của Trung Quốc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới