Wednesday, January 8, 2025
Trang chủBiển nóngDonald Trump mưu đồ bá vương, xua Hải quân Mỹ ra biển...

Donald Trump mưu đồ bá vương, xua Hải quân Mỹ ra biển quá sớm?

Vừa đắc cử Tổng thống, Donald Trump lập tức có kế hoạch xây dựng Hải quân Mỹ thành lực lượng vô tiền khoáng hậu, với quy mô lớn nhất kể từ thời chính quyền Reagan.

Trump muốn xây dựng Hải quân Mỹ thành lực lượng mạnh nhất mọi thời đại. Ảnh: U.S. Navy.

Kế hoạch tham vọng

Hiện chưa rõ những chi tiết về kế hoạch cực kỳ tham vọng và tốn kém, kéo dài trong nhiều thập kỷ sẽ được tân Tổng thống Mỹ triển khai như thế nào.

Trump tuyên bố sẽ xây dựng hạm đội lớn nhất mọi thời đại với 350 tàu chiến cỡ lớn, thỏa mãn phe diều hâu trong Đảng Cộng hòa, đảo ngược xu thế ngày càng co ngót của Hải quân Mỹ khi chỉ duy trì mức 272 tàu ở thời điểm hiện tại.

Trong khi các yếu tố chính trị về việc tăng mạnh chi ngân sách quốc phòng không mấy thuận lợi thì Trump lại cho rằng kế hoạch đầu tư lớn cho Hải quân là một phần trong lịch trình của ông nhằm tạo công ăn việc làm, theo một phát biểu quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông hồi tháng 10 vừa qua.

Kế hoạch này, nếu được thực thi sẽ khôi phục quy mô vĩ đại của Hải quân Mỹ, điều vốn là thứ xa xỉ kể từ năm 1998 và sẽ tạo ra hàng chục nghìn biên chế cho các sĩ quan, thủy thủ mới.

Cho đến nay, vẫn chưa rõ những loại tàu nào sẽ được chính quyền của tổng thống mới đắc cử muốn đóng ồ ạt, từ 10 tỷ USD cho các tàu sân bay lớp Ford hay 3 tỷ USD cho các tàu ngầm tấn công lớp Virginia cho tới 500 triệu USD cho các tàu chiến ven bờ, hay cơ cấu hạm đội sẽ liên hệ thế nào với tầm nhìn chiến lược.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump chỉ lý giải đơn giản rằng nếu có nhiều tàu hơn tức là sức mạnh quân sự vượt trội hơn, cho phép chính phủ thêm nhiều lựa chọn để xử lý các xung đột và đánh bại mọi kẻ thù.

Đó là điểm mấu chốt mà các cố vấn cấp cao của tân tổng thống Mỹ tiết lộ với trang Defense News hồi tháng 10 trong giai đoạn vận động tranh cử nước rút cuối cùng.

“Tôi nghĩ rằng trong thời điểm lịch sử, sự tín nhiệm dành cho tổng thống đương nhiệm đang bị xói mòn khi họ nghi ngờ rằng Chính phủ Mỹ đang thắt lưng buộc bụng, hạn chế chi tiêu cho quốc phòng”, Thượng nghị sĩ bang Alabama Jeff Sessions phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

“Không thể chỉ nói suông mà có thể đảo ngược được tình hình”.

“Kế hoạch của Trump thực chất là đóng thêm nhiều tàu và duy trì số quân tại ngũ cao hơn và mua thêm nhiều máy bay. Như vậy, chẳng cần nói nhiều, cả thế giới phải tự hiểu là Hoa Kỳ vẫn rất mạnh mẽ. Điều đó sẽ giúp chúng tôi duy trì hòa bình”.

Đó là một thông điệp trong chiến dịch tranh cử được đưa ra bởi Randy Forbes – cố vấn quân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Hải quân.

Duy trì vị thế siêu cường độc tôn

Trump hứa hẹn sẽ đầu tư mạnh để hiện đại hóa một lượng lớn các tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga vốn đang bị chính quyền Tổng thống đương nhiệm Obama bỏ xó không tiến hành đại tu, nâng cấp trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm qua.

Chương trình tranh cử cũng đề cập tới kế hoạch đầu tư mạnh vào các tàu ngầm mới và tàu khu trục lớn Arleigh Burke, và khôi phục các nhà máy đóng tàu cũng như đảm bảo kỹ thuật cho các tàu này vốn đang bị trì hoãn trong vài năm gần đây do ngân sách bị cắt giảm.

“Kế hoạch của Trump sẽ cải thiện đáng kể mối quan hệ đang không mấy tốt đẹp với các đối tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng vì sự cắt giảm mạnh số tàu đóng mới và tàu đưa vào sửa chữa, bảo dưỡng”.

Các cơ sở đóng tàu, bến bãi, kho tàng và các phương tiện hỗ trợ trên toàn quốc đã tạo ra và duy trì một lực lượng hải quân hùng mạnh trong Chiến tranh TG2 và Chiến tranh Lạnh đã được tháo dỡ phần lớn”.

Giải pháp ở đây là tạo điều kiện cho chúng hoạt động trở lại, và nỗ lực đó sẽ phụ thuộc vào sự lèo lái của vị Bộ trưởng Hải quân sắp được bổ nhiệm. Trump cũng muốn xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao để sớm có được những công nhân lành nghề cung cấp cho các nhà máy đóng tàu để đón đầu sự phát triển nóng của Hải quân trong tương lai.

Tăng sức mạnh hải quân cũng là ý tưởng của chính quyền hiện tại khi lập kế hoạch tăng số tàu lên 308 chiếc từ 272 chiếc hiện này, tuy nhiên, những người bảo thù cho rằng, như thế chả thấm vào đâu, để duy trì vị thế siêu cường độc tôn, Hải quân Mỹ cần phải có nhiều tàu hơn thế.

Ông Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), đồng thời là một cựu chỉ huy Hải quân Mỹ nói: “Cho tới năm 2030, quy mô Hải quân Mỹ có thể đạt mức ông Trump tuyên bố, hoặc chí ít cũng gần đạt như vậy”.

Để đi đến đích, Hải quân Mỹ cần ngay lập tức bắt tay vào đóng 3 tàu ngầm tấn công lớp Virginia mỗi năm và tiếp tục đẩy mạnh chương trình tàu tác chiến ven bờ LCS cũng như bắt đầu chương trình chế tạo tàu khinh hạm thế hệ tiếp theo vào năm 2019 để làm những nhiệm vụ thông thường.

Chương trình đóng tàu ngầm cần phải được tiếp tục, thậm chí ngay cả khi Mỹ bắt tay vào chế tạo thế hệ tàu ngầm mang tên lửa đường đạn thế hệ mới, bất chấp giá thành có thể lên tới 5 tỷ USD/chiếc.

Đồng thời, Hải quân Mỹ cũng tăng tốc chế tạo tàu sân bay để sớm có đủ 12 chiếc vào năm 2030.

Với số lượng tàu lớn như vậy theo kế hoạch của Trump, số sĩ quan thủy thủ cũng phải tăng theo và dự kiến sẽ đạt mức 380.000 người so với 330.000 người hiện nay.

Vấn đề lớn nhất bây giờ chính là tìm cách nào để có số tiền đó bởi lẽ, chi tiêu quốc phòng và đầu tư cho hải quân không phải là ưu tiên duy nhất, và rằng Trump muốn quá nhiều thứ như giảm thuế, đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng.

“Đây quả thực là một thách thức rất lớn với vị tổng thống vừa đắc cử”, Giáo sư về khoa học chính trị Dan Palazzolo thuộc Đại học Richmond nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới