Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mới2 yếu tố có thể ngáng đường hợp tác Nga - Mỹ

2 yếu tố có thể ngáng đường hợp tác Nga – Mỹ

Sự phản đối của giới lãnh đạo quân sự Mỹ đối với việc trao đổi thông tin tình báo Mỹ-Nga và tính bất hợp pháp trong phối hợp hành động giữa các lực lượng vũ trang hai bên sẽ là các yếu tố cản trở tăng cường quan hệ Mỹ-Nga.

Theo chuyên gia phân tích Paul Iddon của tạp chí War í Boring (WiB), nếu như chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump muốn tăng cường phối hợp với Nga trong giải quyết tình hình Syria thì sẽ phải giải quyết 2 cản trở thực sự nghiêm trọng: sự cần thiết phải trao đổi các thông tin tình báo với Nga và dỡ bỏ các rào cản pháp lý do chính quyền tiền nhiệm của ông Barack Obama tạo ra.

Theo Paul Iddon, mục tiêu chính đối với Không quân Mỹ và Nga ở Syria là các phần tử khủng bố IS và Fatekh al-Sham (tên cũ là Dzebhat an-Nusra). Trong khi lực lượng Không quân-Vũ trụ (VKS) của Nga tấn công IS phần lớn là ở phía Tây Bắc Syria thì lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu lại tấn công IS ở phía Đông Bắc nước này. Mặc dù giữa Nga và Mỹ đã thiết lập đường dây nóng để tránh lực lượng không quân hai bên đụng độ nhau nhưng khả năng này vẫn có thể xảy ra.

Bất chấp thực tế này, rào cản hợp tác hai bên vẫn chưa được dỡ bỏ. Năm 2014, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama đã ban hành đạo luật coi bất cứ sự hợp tác nào giữa cơ quan quân sự Mỹ với cơ quan quân sự Nga đều là trái luật. Tuy nhiên, theo đại diện cấp cao của Mỹ, chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump vẫn bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với Nga vì Nga, Mỹ và các nước khác có mối quan tâm chung là cần phải tiêu diệt hoàn toàn lực lượng IS.

Ngoài ra, để có thể hợp tác với Nga ở Syria, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần phải vượt qua được sự phản đối của giới lãnh đạo quân sự khi giới này đã từng công khai phản đối hợp tác với Nga trong lĩnh vực này dưới thời ông Barack Obama.

Khi ông Obama cố gắng soạn thảo hiệp ước hợp tác với Nga ở Syria, giới lãnh đạo quân sự Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự cần thiết phải trao đổi các thông tin tình báo – yếu tố then chốt trong hợp tác quân sự Mỹ – Nga. Hồi tháng 9/2016, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joshep Dunford trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ đã phát biểu rằng ông không coi ý tưởng đó (hợp tác trao đổi thông tin tình báo với Nga) là ý tưởng tốt.

Như vậy, nếu như quyết tâm thay đổi chính sách, Nhà Trắng trước tiên cần phải thuyết phục được giới lãnh đạo quân sự Mỹ thay đổi quan điểm, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để hợp tác với Điện Kremlin không còn là hành động trái luật.

RELATED ARTICLES

Tin mới