Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnMỹ đã và đang làm gì để kiểm soát ở Biển Đông?

Mỹ đã và đang làm gì để kiểm soát ở Biển Đông?

Về vấn đề Biển Đông, không gây “ồn ào” như Tổng thống Donald Trump nhưng ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson chưa hề mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc.

Trong một phiên họp tại Thượng viện ngày 11/1 khi được xác nhận làm ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson đã gây chấn động cộng đồng giới quan sát Trung Quốc khi cam kết: “Chúng ta sẽ phải gửi tới Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, ngừng xây dựng (phi pháp) các đảo, và thứ hai, sẽ không được phép tiếp cận các đảo này”.

Những bình luận trên ngay lập tức khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng. Phía Trung Quốc lập tức lên tiếng cảnh báo trước cam kết này: “Bất kỳ cách tiếp cận nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo này sẽ là điều ngu ngốc, trừ khi Mỹ định phát động chiến tranh quy mô lớn ở Biển Đông”.

Phản bác quan điểm của ông Tillerson, dư luận Trung Quốc cho rằng quan điểm của ông là không có căn cứ, là hành động gây hấn và không có chiến lược và họ cho rằng đề cử ông làm ngoại trưởng Mỹ là không có căn cứ về mặt pháp lý, nguy hiểm về mặt chính trị và không hiệu quả về mặt thực tiễn.

Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu Biển Đông đã phản ứng của dư luận Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã hiểu sai đề xuất của ông Tillerson và hiểu nhầm thực tế phức tạp ở Biển Đông. Dùng hải quân phong tỏa các hòn đảo không phải là cách duy nhất để đạt được mục tiêu mà ông Tellerson đề xuất. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có lợi lớn khi tránh chiến tranh với Mỹ trong khu vực.

Để lý giải đề xuất của ngoại trưởng Mỹ, các nhà nghiên cứu nhìn từ góc độ khác là đề xuất trên không có nghĩa là dùng quân đội ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận đảo như hầu hết các nhà bình luận đồn đoán.

Thay vào đó, Mỹ và các đối tác có thể thực hiện hàng loạt động thái khác để “phong tỏa” Trung Quốc như đàm phán ngoại giao, trừng phạt kinh tế. Những biện pháp như vậy dù trực tiếp hay gián tiếp cũng có thể ngăn chặn Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa (phi pháp) các đảo ở Biển Đông.

Trừng phạt và “cải bắp”

Một trong những hành động có thể thực hiện được ngay mà không tốn kém gì là trừng phạt các cá nhân, công ty hỗ trợ, tham gia vào các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Dự luật mà thượng nghị sĩ Marco Rubio đề xuất hồi tháng 12/2016 mà Mỹ đang đi theo hướng tiếp cận này.

Theo đó, ông Rubio đề xuất đóng băng tài sản và cấm vào Mỹ đối với những người và thực thể đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển các dự án ở khu vực tranh chấp, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định của Biển Đông. Dự luật của ông Rubio có thể được hoặc không được thông qua, nhưng các biện pháp trừng phạt như vậy là một công cụ quan trọng nhằm gián tiếp thay đổi hành vi của Trung Quốc càng ngày càng manh động trên Biển Đông.

Một lựa chọn trực tiếp hơn mà Mỹ và đối tác có thể áp dụng là dùng chiến thuật “cải bắp” của chính Trung Quốc để bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với các hòn đảo ở Biển Đông (mà nước này chiếm giữ phi pháp). Chiến thuật “cải bắp” gồm bao bọc các hòn đảo tranh chấp bằng nhiều lớp bảo vệ quân sự và bán quân sự.

Các lớp lá “cải bắp” dùng để chống lại Trung Quốc sẽ gồm ba lớp: dùng tàu thuyền nhân dân sự bao vây các đảo ở vòng trong, tiếp đó dùng tàu của lực lượng thực thi pháp luật ở vòng ngoài, cuối cùng dùng tàu chiến bảo vệ khu vực ngoài cùng.

Hạn chế tự do của Trung Quốc

Những biện pháp này tưởng như là phạm pháp nhưng thực ra lại hoàn toàn nhất quán với luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc không công nhận quyền tự do trên biển của Mỹ và các đối tác thì Mỹ có quyền hạn chế tự do của Trung Quốc.

Tòa trọng tài ở La Haye hồi tháng 7/2016 đã ra phán quyết, bác tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông, việc Trung Quốc chiếm đóng đá Vành Khăn (ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam), việc Trung Quốc tiếp cận bãi cạn Scarborough, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam, việc Trung Quốc gây rối ở khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tuy nhiên, tòa lại không có công cụ thể thực thi phán quyết trên. Do đó, mọi việc tùy thuộc vào cộng đồng quốc tế để hành động vì lợi ích chung và buộc Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ. Luật pháp quốc tế cho phép các nước thực hiện các biện pháp đối phó với các hành vi sai trái. Ông James Kraska, giáo sư luật quốc tế thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhận định: Thách thức quyền tiếp cận đảo nhân tạo của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nhiều người lo rằng dù hợp pháp nhưng việc ngăn Trung Quốc vào các đảo mà nước này chiếm đóng bất hợp pháp sẽ là hành động chiến tranh và nguy cơ gây xung đột vũ trang. Tuy nhiên, lo sợ này đã bị thổi phồng. Khi Trung Quốc chặn lối vào bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây, không ai coi đó là hành động chiến tranh và cũng không có cuộc xung đột nào nổ ra. Do vậy, áp dụng đúng chiêu “cải bắp” mà Trung Quốc đã sử dụng, Mỹ và các nước có thể thành công trong ngăn Trung Quốc khơi mào chiến tranh.

Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc có lợi lớn hơn Mỹ khi tránh gây chiến trong khu vực. Thực tế, tránh xung đột quy mô lớn là một trong những chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông. Sở dĩ Trung Quốc tỏ ra hung hăng trong những năm gần đây là do Mỹ đã can thiệp quá tay vào “vùng xám” giữa chiến tranh và hòa bình.

Do đó, mẹo để vừa tránh chiến tranh vừa khiến Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế chính là cách tiếp cận hai hướng, theo đó khéo léo kết hợp sức mạnh của “cây gậy và củ cà rốt”.

Trở lại với bình luận của ông Tillerson, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói: “Nếu Mỹ muốn làm điều đó, họ có lực lượng để làm, hãy để họ làm”.

Cách tiếp cận “cải bắp” để ngăn Trung Quốc tiếp cận bãi Scarborough hay Vành Khăn sẽ hợp pháo và hiệu quả hơn nếu có sự tham gia của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines và tình nguyện viên dân sự Philippines cũng như nước khác.

Các biện pháp trừng phạt các cá nhân, công ty Trung Quốc tham gia các dự án ở Biển Đông sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu được nhiều nước khác ủng hộ. Khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc rất rộng nên Trung Quốc đặc biệt dễ bị tổn thương với các biện pháp trừng phạt có mục tiêu. Các dự án xây dựng ở Biển Đông đều liên quan tới một vài công ty nhà nước lớn hào hứng làm ăn ở nước ngoài.

Tóm lại, các nước phải hợp sức với Mỹ gây áp lực với Trung Quốc ngăn xây đảo nhân tạo và tiếp cận các đảo này. Đó là cách phản ứng tốt nhất khi Mỹ thực sự muốn răn đe Trung Quốc ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới