Saturday, November 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiUkraine đừng nên trông chờ ở châu Âu

Ukraine đừng nên trông chờ ở châu Âu

Ukraine đang tìm mọi cách để gây sự với Nga nhưng cánh cửa mà EU mở ra đối với chính quyền Kiev ngày càng hẹp dần.

EU đang chia rẽ vì Ukraine.

Châu Âu không dễ hi sinh vì Ukraine

Tờ Sputnik ngày 6/3 dẫn nguồn tin từ báo Nga cho biết, vấn đề bãi bỏ thị thực cho công dân Ukraine đang khiến liên minh châu Âu (EU) bị chia rẽ.

Theo đó, một số quốc gia châu Âu đang có kế hoạch chặn sáng kiến cấp chế độ miễn thị thực cho công dân Ukraine.

Các chính trị gia châu Âu quan ngại rằng việc miễn nhập cảnh vào EU sẽ tăng số lượng người nhập cư bất hợp pháp tìm kiếm việc làm và gây ra nhiều hệ lụy cho nước sở tại.

Thống kê tại Cộng hòa Séc cho thấy, đến thời điểm hiện nay, số người di cư lao động từ Ukraine đã vượt quá số người mới đến từ các nước khác.

Đại biểu Quốc hội Séc MP Jaromir Kohlicek cũng tuyên bố, các quốc gia như: Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha và Ý  sẽ chống miễn thị thực cho Ukraine.

Theo Sputnik, lý do chính khiến người Ukraine tìm mọi cách đến châu Âu là do không có khả năng tìm được việc làm ở trong nước và khủng hoảng kinh tế trầm trọng ảnh hưởng sâu sắc đời đời sống của người dân.

Tuy nhiên, ước mong này đang gặp khó khăn và không dễ dàng gì có thể thực hiện được. Các phương tiện truyền thông cho hay, quyết định cuối cùng về vấn đề chế độ miễn thị thực EU cho công dân của Ukrainae cần được thực hiện tại Hội đồng đối ngoại của EU, dự kiến vào ngày 11/ 5.

Việc các quốc gia châu Âu tỏ thái độ nghi ngờ và không muốn thông qua vấn đề bãi bỏ thị thực cho công dân Ukraine đang đẩy chính quyền Tổng thống Poroshenko vào tình thế khó khăn hơn nữa.

Thực tế thời gian vừa qua, giới chức Kiev muốn dựa vào châu Âu để gia tăng sức ép với Nga trong vấn đề miền Đông cũng như các thỏa thuận kinh tế khác.

Tổng thống Poroshenko đã không ít lần kêu gọi EU thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống Nga.

Trong cuộc gặp với ông Dimitris Avramopoulos – Cao ủy EU về công việc nội vụ hồi tháng 5 năm ngoái, người đứng đầu chính phủ Ukraine đẽ yêu cầu EU tăng cường biện pháp trừng phạt chống  Nga.

“Tình hình nhân quyền của người Ukraine, bao gồm cả người Tatars ở Crimea là thảm họa”, ông Poroshenko lo ngại.

Theo vị Tổng thống, trên bán đảo Crimea đang tồn tại các vụ bắt bớ và đàn áp đại diện Mejlis của người Tatars Crimea, tổ chức bị cấm ở Nga.

“Trong vấn đề này các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga nên được mở rộng và gia tăng đáng kể”, ông Poroshenko nhấn mạnh.

Tuy nhiên ở thời điểm này, việc châu Âu tỏ ra lạnh lùng với Ukraine ngay từ trong vấn đề miễn thị thực cho công dân nước này càng khiến cho hi vọng dựa hơi  EU để gây ra những khó khăn cho điện Kremlin càng trở nên xa vời hơn.

Và  những biện pháp giới chức Kiev dùng để tìm cách cách gia tăng căng thẳng với Moskva có lẽ cũng phải cân nhắc lại, bao gồm cả tuyên bố sẽ trình lên tòa án Liên hợp Quốc ở La Hay bằng chứng về tội ác được cho là của Nga.

Hãy lo chuyện nội bộ

Trong một diễn biến có liên quan, phe đối lập Ukraine cũng vừa lên tiếng yêu cầu chính phủ và quốc hội nước này từ chức sau vụ việc ông Roman Nasirov, người đứng đầu Cơ quan tài chính bị tình nghi tham nhũng.

Theo các luật sư, ông Nasirov bị tình nghi lạm dụng quyền hạn và biển thủ công quỹ lên tới hơn 70 triệu USD. Ông Nasirov đã phải nhập viện sau đó và Nội các Ukraine đã miễn nhiệm ông ta trong giai đoạn điều tra vào hôm 3/3.

“Khối đối lập đòi hỏi trong giai đoạn điều tra vụ Nasirov phải miễn nhiệm tất cả quan chức dính dáng vào vụ này. Cáo buộc chống người đứng đầu cơ quan tài chính là vụ tham nhũng đã đạt đến kích thước tối đa trong suốt ba năm qua. Chúng tôi đòi hỏi trách nhiệm chính trị của chính quyền – chính phủ và quốc hội phải từ chức”, tờ Sputnik dẫn tuyên bố trên trang web của đảng đối lập hôm 6/3 cho biết.

Thậm chí, đại diện phe đối lập còn khẳng định, vụ Nasirov chỉ là một phần của “mạng lưới tham nhũng bao phủ trong nước theo chế độ hiện hành” bởi vì ông này đã làm việc 2 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống và hai Thủ tướng, làm theo chỉ thị của họ.

Ở một diễn biến khác, Ukraine cũng đang gặp nhiều khó khăn trước sức ép từ các chính sách của Nga và sự vươn lên mạnh mẽ từ người dân vùng Donetsk và Lugansk.

Sau khi Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu giới chức nước này tạm thời công nhận các loại giấy tờ đăng ký dân sự tại khu vực miền Đông Ukraine do phe ly khai kiểm soát hôm 18/2, người dân Lugansk và Donetsk đã ngay lập tức hành động.

Theo thống kể của chính quyền LPR và DPR, số lượng người dân xin cấp giấy tờ tại những khu vực này đã tăng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, chính quyền đã phải điều động thêm nhân lực để giải quyết.

Không chỉ thế, ngày 1/3, cơ quan quản lý của nước Cộng hòa nhân DPR và LPR cũng tuyên bố sẽ bắt đầu tiến hành quản lý hành chính đối với các cơ quan, doanh nghiệp của chính quyền Ukraine đặt tại 2 khu vực này.

Cùng với đó, DPR và LPR cũng đồng loạt thông báo thay thế đồng Hrivnya nội tệ của Ukraine bằng đồng Rúp của Nga nhằm mục đích bình ổn hệ thống tài chính – tiền tệ tại 2 nước cộng hòa tự xưng này.

RELATED ARTICLES

Tin mới