Saturday, April 27, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ - “kẻ biết cho đi”

TQ – “kẻ biết cho đi”

Biển Đông liệu có xảy ra chiến tranh? Cần phải nắm rõ tình hình thế giới trong bối cảnh hiện tại. Bối cảnh đó liệu có ủng hộ cho tham vọng bá quyền của Trung Quốc hay không, tức Trung Quốc có “Thiên thời” hay không?

Nga và Trung Quốc tăng cường các cuộc tập trận chung

Mưu toan và chuẩn bị cho chiến dịch đánh chiếm Biển Đông đã có từ thời các quan tướng diều hâu trong giới lãnh đạo của Bộ quốc phòng Trung Quốc. Thời của Lương Quang Liệt, nó xuất phát từ sự tự tin vào sức mạnh quốc gia được dung nạp qua thời gian dài mà chưa có cơ hội thử nghiệm và cũng là để chứng minh tư thế một nước lớn cả về kinh tế và quân sự.

Hiện nay, vấn đề Biển Đông như chảo lửa do Trung Quốc nhóm lên. Nhưng nó cũng chỉ là một điểm nóng trong nhiều điểm nóng. Chính vì vậy nó phân tán sự quan tâm của thế giới. Đó là điểm thuận lợi thứ nhất đối với Trung Quốc, nhưng chưa đủ để quốc gia này thâu tóm Biển Đông.

Có một số con hổ tranh chấp khu vực này có quyền lợi trực tiếp – liên đới và quan tâm đến Biển Đông, đó là Úc, Nhật, Mỹ. Còn Ấn Độ hay Châu Âu chỉ là những tiếng nói ở các hội nghị mang tầm quốc tế.

Đối với Nga, họ không ủng hộ, nhưng cũng không can thiệp. Nga vẫn tập trận chung cùng Trung Quốc tại khu vực Biển Đông thể hiện sự đối kháng với Tây Phương. Bởi có những vấn đề an ninh mà Nga thấy cần Trung Quốc hơn là Việt Nam hay Philipines, hay một nước nào khác tại Asian. Xin đừng quá kỳ vọng vào yếu tố về việc bằng mặt không bằng lòng hay sự nghi kỵ lẫn nhau giữa hai quốc gia này. Thời nay các quốc gia vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau, vì cái quyền lợi chiến lược lớn hơn.  Nhất là đối với Trung Quốc, họ là bậc thầy của “kẻ biết cho đi”. Họ đã cho nước Nga những cái Nga cần. Đây là điểm thuận lợi thứ hai cho Trung Quốc.

Hoa Kỳ thì sao? Cường quốc này có quá nhiều vấn đề cần quan tâm và chen chân trước một thế giới ngày càng năng động nhưng khó kiểm soát. Hoa Kỳ sẽ bớt mạo hiểm hơn và chọn lựa chiến thuật kỹ hơn đối với từng điểm nóng. Rất khó đoán được quyết định của Tổng thống D. Trump, trừ phi chọc vào cái đầu lửa bốc đồng của ông ấy. Thế nhưng qua chuyến thăm trong hai ngày 6 và 7 tháng 4 của ông Tập Cận Bình thì thấy rằng, Trung Quốc lại đang kiểm soát tốt điều này. Trung Quốc đã tạo rất nhiều thứ thuận lợi cho công việc làm ăn của gia đình ông D. Trump.

Để có thể dẹp bỏ và phá tan một cách kiên quyết các đảo, đá, bãi ngầm, bãi bồi mà Trung Quốc đã gia cố, xây dựng thành hàng rào chiến thuật quân sự đòi hỏi quốc gia này phải tốn khá nhiều đạn và tiêu hao nhiều sinh lực. Và có lẽ duy nhất chỉ có Hoa Kỳ là đủ tiềm lực tài chính và sức mạnh để làm điều này. Hoa Kỳ đủ sức đánh được, phá được, hủy diệt được. Còn các nước khác, chẳng hạn như Úc, dù chướng mắt với tham vọng lộ liễu trước việc Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Úc cũng không thể làm được gì ngoài việc đứng ngoài hô hào. Họ tuyên bố “tháp tùng Hoa Kỳ” đi vào Biển Đông. Nếu Úc xảy ra chiến tranh, thì Hoa Kỳ phải là nước dẫn đầu. Bởi việc mang đạn dược, tổ chức hậu cần, đánh chặn, đánh phá, thì tiêu tốn khá nhiều tiền của, mà chưa chắc đã dẹp được đối phương ở sát nách.

Nói chung, xét về thực tiễn, Úc không phải là quốc gia có đủ mạo hiểm và có đủ lý do để đánh phá, ngăn chặn việc Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Theo phân tích của các nhà chiến lược, dù biết rất rõ rằng từ các đảo trên Biển Đông, Trung Quốc tấn công Úc khá dễ dàng, nhưng xét về lịch sử và tịnh tiến, rất khó để thấy hai quốc gia này tích tụ mâu thuẫn đến độ để dẫn đến chiến tranh.

Một quốc gia khác – Nhật Bản. Đây là quốc gia có tầm nhìn và muốn ngăn chặn Trung Quốc vươn ra xa. Nhật còn có lịch sử đẫm máu với Trung Quốc. Trung Quốc xem Nhật là kẻ thù lịch sử và luôn mong muốn một ngày rửa mối hận đó. Cũng vì ý thức điều này mà người Nhật nhận thấy cần ngăn chặn chiến lược Trung Quốc từ xa.

Nhưng sự quyết tâm đó chưa đủ. Xét về kinh tế, tuy rằng GDP đầu người Nhật vẫn cao hơn và ổn định nhiều năm, nhưng xét về tổng lượng GDP quốc gia thì Trung Quốc đã vượt qua Nhật, xét phần trăm ngân sách quốc phòng thì rõ ràng Nhật ở khá xa Trung Quốc (gấp khoảng 2,5 lần, khoảng 160 tỷ $ so với 60 tỷ $). Nếu cuộc chiến xảy ra là điều quá hao tổn cho cả hai cường quốc này. Nhưng với Trung Quốc, họ chỉ cần thắng, hy sinh bao nhiêu cũng được. Nhưng với nước Nhật, một nền dân số đang già đi, thì đây là mất mát quá lớn.

Như vậy dù có Nhật chung vai sát cánh thì cơ may để ngăn cản Trung Quốc mưu toan đánh chiếm Biển Đông là rất hãn hữu. Hiệp ước đồng minh với Mỹ có thể bị giới hạn bởi đường ranh giới lãnh thổ Nhật dưới thời D. Trump, vì cái tên của hiệp ước chỉ là “phòng thủ”.

Thời gian qua Trung Quốc chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho mặt trận ngoại giao với các nước có tiếng nói ảnh hưởng và trực tiếp tới khu vực tranh chấp này. Song song với chuyến đi của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ là chuyến đi thăm Úc trước đó của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Lá bài kinh tế nhờ lợi thế số dân đông, thị trường lớn, là lá bài hữu ích cho các nhà chính trị Trung Quốc mang đi thỏa thuận, mua bán.

Gây chiến tranh trên Biển Đông đối với Trung Quốc, gây chiến cũng là một nước đi mạo hiểm. Bởi họ không chắc rằng cuộc chiến sẽ diễn ra trong bao lâu và sẽ lôi kéo thêm quốc gia nào vào cuộc. Trung Quốc hiện đang tự tin vào sức mạnh quân sự của họ với các nước cùng tranh chấp Biển Đông. Nhưng họ không tự tin vào nền kinh tế và sự kiểm soát xã hội của họ. Đây chính là lý do Bắc Kinh rất cần một cuộc chiến đánh nhanh thắng nhanh. Tất nhiên, chiến thắng sẽ mang lại cho Đảng Cộng sản Trung Quốc rất nhiều vinh quang và lý do để đảng tiếp tục tồn tại. Thế nên cái điểm yếu lại nằm ngay ở chỗ này.

Nếu chiến tranh xảy ra Trung Quốc sẽ thất bại về chiến lược. Khi đó, kinh tế khó thoát khỏi suy giảm, rối loạn, do hàng hóa giao thương bị treo tại cảng, chi phí cho cuộc chiến có thể không lớn, nhưng chi phí cho việc “ổn định” kinh tế lại rất lớn.

Tại sao vậy? Là vì khi đó có đủ lý do chính đáng để các nhà tư bản rút tiền ra ngoài, và chính người dân sẽ mang tiền đi ra khỏi nước. Nếu cuộc chiến càng kéo dài, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có giao thương hàng hải phải trì trệ, thì càng làm cho hoạt động tháo chạy xảy ra càng lớn và càng mạnh. Do đó mà kéo theo tình trạng xã hội rối loạn và dẫn đến nội bộ chém giết lẫn nhau, khó tránh khỏi sự sụp đổ.

Trên mặt trận ngoại giao, nếu Trung Quốc lo xong vấn đề đối ngoại bằng các thỏa hiệp kinh tế song phương lớn có lợi cho các nước trong vòng 10 đến 20 năm tới. Và nếu Trung Quốc vẫn ôm mộng bá chủ thế giới thì chiến tranh tất yếu xảy ra. Như vậy giải pháp duy nhất của Việt Nam là tìm mọi cách giãn lực lượng hòng đảm bảo sức chiến đấu nhằm kéo dài cuộc chiến, để biến cuộc chiến này thành cái thòng lọng tròng ngược cổ Trung Quốc. Bởi biết đâu sẽ có kẻ ngoài cuộc xung trận vào thì Trung Quốc càng thêm mệt.

Không phải Bắc Kinh không ý thức được điều trên, vì vậy họ vẫn chọn con đường ít xương máu nhất mà trọn vẹn nhất: Bất chiến tự nhiên thành!

Trên mặt trận dân sự – chính trị mà Trung Quốc đã đang áp dụng như cho ngư dân quần thảo khắp Biển Đông, đi thành từng đoàn, có súng, hoặc ra lệnh cấm đánh bắt…  Chế cộng sản Hà Nội hiện tại không thể giải quyết được chiến thuật này của Trung Quốc, mà còn làm nó trở nên hệ trọng hơn. Trung Quốc ngày càng giả dối và thô bạo hơn. Giặc vào tận nhà mà mồm vẫn leo lẻo nói “hữu nghị”.

RELATED ARTICLES

Tin mới