Friday, May 17, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 25/07

Bản tin Biển Đông ngày 25/07

Bản tin Biển Đông ngày 25/07/2017.

Quan chức Trung Quốc mạnh dạn “quảng bá” trước lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 1/8: Quân đội Trung Quốc đang mạnh lên

Ngày 25/7, tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin, tại một buổi họp báo, Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm đã tuyên bố rằng “lịch sử của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong suốt 90 năm qua đã phản ánh tiềm lực đang tăng lên và quyết tâm vững chắc của nước này nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”, thậm chí còn không ngại nói rằng “lay chuyển một hòn núi còn dễ hơn là lay chuyển PLA”. Nhân dân Nhật báo cho biết, trên cơ sở những cuộc cải tổ quân đội, cải tổ quản lý pháp luật và hợp tác quốc tế, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đã sẵn sàng cho “ngày hội” cùa mình..

Một động thái đáng ngờ: Trung Quốc thử nghiệm robot dưới nước ở Biển Đông

Tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin, ngày 24/7, Trung Quốc đã đưa robot dưới nước có tên “Tansuo” thực hiện hoạt động lặn đầu tiên trên Biển Đông. Robot này có độ dài 3,5 m và rộng 1,5 m. Robot này sẽ thực hiện một số hoạt động phối hợp kéo dài 20 giờ với tàu ngầm không người lái “Faxian” ở Biển Đông. Trước đó, ngày 23/7, tàu nghiên cứu “Kexue” đã rời cảng Hạ Môn, phía Đông tỉnh Phúc Kiến để tiếp tục hoạt động khảo sát khoa học ở Biển Đông.

Có gì trong một cái tên? Các bên tranh chấp ở Biển Đông đang phản ứng trước “Trung Quốc”

Ngày 25/7, VOA News đăng bài viết “Có gì trong một cái tên? Các bên tranh chấp ở Biển Đông đang tìm cách loại bỏ Trung Quốc” của nhà báo Bryan Lynn. Tác giả trích dẫn bình luận của ông Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên Viện ISEAS Yusof Ishak, Singapore cho rằng việc đổi tên của Indonesia là một ví dụ khác của các bên tranh chấp ở Biển ĐÔng nhằm phản ứng trước sự bành trướng của Trung Quốc. Ông cho biết “Với một số người, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi vùng biển được gọi là “South China Sea” thì một cách tự nhiên họ sẽ cho rằng Trung Quốc có quyền, dù nghĩa như vậy là sai. Nếu cho Biển Đông thuộc về Trung Quốc thì Ấn Độ Dương sẽ thuộc về Ấn Độ, chẳng hạn thế”. Bài viết nhận định, việc một số bên tranh chấp đặt ra những cái tên khác nhau không làm chậm lại quá trình độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc song cho rằng những động thái đó có thể có những ý nghĩa tượng trưng. Euan Graham, Nghiên cứu viên Viện Chính sách Quốc tế Lowy, Sydney, Úc cho rằng nếu ngày càng nhiều quốc gia đổi tên thì có nghĩa rằng ngày càng có nhiều nỗ lực chung nhằm kiềm chế những hành động vô lối của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định “nếu liên kết các chuỗi sự việc với nhau, Trung Quốc sẽ nhận ra thông điệp rằng các nước Đông Nam Á không chấp nhận đi theo hướng mà nước này mong đợi”.

Các tàu quân sự của Trung Quốc đang xuất hiện ở khắp nơi và phản ánh một thứ tiêu chuẩn kép “đáng xấu hổ”

Ngày 24/7, trang Quazt đăng bài viết “Các tàu quân sự của Trung Quốc đang xuất hiện ở khắp nơi và phản ánh một thứ tiêu chuẩn kép “đáng xấu hổ”” của nhà báo Steve Mollman. Tác giả cho hay, trong những tuần gần đây, tàu chiến, tàu hải cảnh và tàu gián điệp Trung Quốc đã “bùng nổ” gần Alaska, Nhật Bản và Úc. Dù các tàu này không vi phạm luật quốc tế song sự hiện diện của chúng là lời “nhắc nhở” rằng Trung Quốc đang trở thành siêu cường biển và nước này sẽ tận dụng tối ưu những gì được UNCLOS cho phép, tức là “mạnh dạn” sử dụng tiêu chuẩn kép mà theo chuyên gia Euan Graham của Viện Lowy đánh giá rằng “hiện nay tiêu chuẩn kép Trung Quốc đang áp dụng là tuỳ ý làm những gì mình muốn và không làm những gì họ không muốn”. Những vụ việc gần đây cho thấy mặc dù các nước khác luôn tỏ ra không quá gay gắt trước sự hiện diện của Trung Quốc gần bờ biển của họ dù sự hiện diện này bị mô tả là “thiếu thân thiện” song Bắc Kinh lại kém “bao dung” trong những vụ tương tự xảy ra với mình và thường xuyên chỉ trích và lên án rất gay gắt, thậm chí còn nói các nước khác là “xâm phạm trái phép vào các vùng biển “của mình””. Tác giả bài viết còn nhận định “Trung Quốc biết rất rõ những quyền của mình theo luật biển quốc tế nhưng có chấp nhận quyền của các nước khác hay không thì với nước này đó lại là chuyện khác”.

Trung Quốc khẳng định muốn “duy trì ổn định” ở Biển Đông

Trang Channel News Asia đưa tin, ngày 24/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mạnh miệng tuyên bố Trung Quốc muốn duy trì ổn định ở Biển Đông, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tìm thêm đồng minh trong khu vực trong bối cảnh căng thẳng ở vùng biển nóng này và thời gian gần đây Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc thiếu tôn trọng luật quốc tế khi vẫn tiếp tục xây dựng và quân sự hoá các đảo nhân tạo trên Biển Đông, gây nên tình trạng bất ổn cho khu vực. Thái Lan không phải là một bên trong tranh chấp và hiện vẫn đang duy trì lập trường trung lập trong vấn đề này.

RELATED ARTICLES

Tin mới