Thursday, May 2, 2024
Trang chủĐàm luậnChiến dịch gâycảm tình của TQ với Hàn Quốc bắt đầu có...

Chiến dịch gâycảm tình của TQ với Hàn Quốc bắt đầu có hiệu quả

Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc gần đây đã công bố một thỏa thuận sơ bộ để cải thiện quan hệ song phương. Đó là một sự sửa đổi hướng đi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và điều đó khiến cho chính sách nhằm ngăn chặn các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên của Chính quyền Trump khó thực hiện hơn nhiều. 

đặt ra nhiều câu hỏi cho những nỗ lực quốc tế Thỏa thuận sơ bộ này gác lại một tranh cãi kéo dài cả năm về việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc với tên gọi Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Năm 2016, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí triển khai THAAD để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Bắc Kinh đã phản đối rằng hệ thống ra-đa mạnh mẽ và các tên lửa đánh chặn tiên tiến có thể gây hại cho các khả năng tên lửa của Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng nghi ngờ rằng THAAD có thể là động thái đầu tiên hướng đến một hệ thống phòng thủ đa phương tinh vi hơn được thiết kế để “kiềm chế Trung Quốc”.

Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn, làm chậm lại và đảo ngược việc triển khai THAAD, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch gây áp lực kinh tế và ngoại giao chống lại Hàn Quốc. Những người đồng cấp Trung Quốc đã hủy nhiều cuộc họp cấp chính phủ và các cuộc trao đổi nhân dân. Một cuộc tẩy chay không chính thức chống lại văn hóa nhạc pop, mỹ phẩm và du lịch Hàn Quốc đã khiến cho nền kinh tế Hàn Quốc tổn thất hàng tỷ USD doanh thu và bắt đầu gây ảnh hưởng đến ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác. Giới truyền thông Trung Quốc thường xuyên phê phán Chính phủ Hàn Quốc, nâng THAAD lên tầm một vấn đề “chủ quyền” mà Trung Quốc không thể thỏa hiệp. 

Bất chấp tất cả những điều này, 2 nước vẫn có thể tìm ra phương thức để tiến lên. Điều này một phần là do chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công khai tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 5/2017. Phản ứng trước các quan ngại của Trung Quốc, Ngoại trưởng Kang Kyung-wha đã phát biểu vào ngày 30/10 trong một phiên điều trần trước Quốc hội rằng hợp tác an ninh 3 bên của Hàn Quốc với Mỹ và Nhật Bản “sẽ không phát triển thành một liên minh quân sự 3 bên”. Chính quyền Moon Jae-in cũng cho biết rằng họ không có ý định hoan nghênh việc triển khai thêm các bệ phóng tên lửa của THAAD hay xây dựng một mạng lưới phòng thủ tên lửa với Nhật Bản và Mỹ trong khu vực.

Những bình luận này đã đặt nền tảng cho các tuyên bố báo chí đồng thời ở cả Seoul và Bắc Kinh vào ngày 31/10 về việc cải thiện quan hệ song phương. Vì Hàn Quốc không thay đổi chính sách hay yêu cầu của mình về việc Mỹ phải thay đổi kế hoạch triển khai THAAD, thỏa thuận sơ bộ này đã cung cấp một ví dụ về cách thức Bắc Kinh có thể điều chỉnh hiệu quả cách tiếp cận chính sách của họ khi họ nhận thấy lợi ích tiềm tàng của mình hay nhu cầu giảm bớt các thiệt hại. 
Tuy nhiên, khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul nên quay lại “con đường phát triển bình thường”, họ cũng xác nhận rằng “lập trường của Trung Quốc về vấn đề THAAD là rõ ràng và nhất quán” và “sẽ không thay đổi”. Do đó quan hệ Hàn-Trung có thể đã đạt được một bước ngoặt, nhưng cuộc tranh luận về THAAD vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt đến mức độ nó đã mở rộng ra ngoài vấn đề chính trị trong nước và trở thành một ủy nhiệm cho sự cạnh tranh địa chính trị có khả năng tái diễn trong tương lai.

Bản chất kéo dài của tranh cãi này có thể là kết quả của nền chính trị trong nước ở cả 2 quốc gia. Người tiền nhiệm của Moon Jae-in là bà Park Geun-hye đã dành nỗ lực đáng kể để nuôi dưỡng mối quan hệ với Trung Quốc nhưng đã bị Bắc Kinh liệt vào danh sách đen sau khi bà quyết định ủng hộ việc triển khai THAAD. Vụ bê bối tham nhũng sau đó của bà Park đã củng cố thêm quyết tâm của Trung Quốc chờ đến khi bà từ nhiệm và đặt quan hệ với vị lãnh đạo kế tiếp của Hàn Quốc. Cuộc bầu cử do việc bà Park bị kết tội và bãi nhiệm mang lại đã đưa một Moon Jae-in cấp tiến lên nắm quyền, mà đảng của ông từng chỉ trích THAAD. 

Những diễn tiến chính trị này, cùng với một nghiên cứu tác động môi trường do Moon Jae-in yêu cầu thực hiện, có khả năng đã trao cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc một hi vọng sai lầm rằng quan điểm của Seoul về THAAD sẽ thay đổi. Các vụ phóng thử tên lửa ngày càng khiêu khích của Triều Tiên đã ngăn chặn thay đổi đó, nhưng Trung Quốc đã đầu tư sâu vào chiến dịch gây sức ép của mình chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa này. Các nhà phân tích cho rằng đó sẽ là một sự lúng túng về chính trị trong nước đối với Chính phủ Trung Quốc khi họ phải từ bỏ gây sức ép kinh tế mà không đạt được lợi ích gì từ việc đó, có nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cần phải tổ chức thành công đại hội mang tính dấu mốc 5 năm một lần của mình trước khi điều chỉnh chính sách đối với Hàn Quốc. Đại hội XIX đã kết thúc vào ngày 24/10 với việc Tập Cận Bình nổi lên với quyền lực chính trị không gì sánh được, và thỏa thuận sơ bộ Trung-Hàn về THAAD đạt được một tuần sau đó.

Vẫn cần phải xem xét liệu các quan chức an ninh Trung Quốc và Hàn Quốc có khôi phục tất cả các cuộc đối thoại song phương, kích hoạt lại đường dây nóng giữa họ, và phối hợp chặt chẽ hơn trong việc đối phó với Triều Tiên hay không. Tuy nhiên, quan hệ song phương này dường như đang được cải thiện. Ngày 13/10, Trung Quốc và Hàn Quốc đã gia hạn thành công thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa họ, và vào ngày 24/10, bộ trưởng quốc phòng 2 nước đã tổ chức cuộc gặp song phương đầu tiên trong vòng 2 năm bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Philippines. Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Hàn Quốc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã gặp gỡ tại Bắc Kinh vào ngày ký thỏa thuận sơ bộ THAAD. Rõ ràng nhất là, Tập Cận Bình và Moon Jae-in đã tổ chức một cuộc gặp cấp cao song phương vào ngày 11/11 bên lề Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng, Việt Nam, và Tập Cận Bình có thể sẽ đón tiếp Moon Jae-in ở Trung Quốc tại một cuộc gặp cấp cao song phương vào tháng 12. 

Những thiệt hại có thể không dễ hàn gắn đến thế ở mức độ công khai. Các nhà lãnh đạo quốc gia không thể chỉ “bật-tắt” những tình cảm dân tộc chủ nghĩa như một chiếc công tắc. Quả thực, phía Trung Quốc tuyên bố rằng những tổn thất do các công ty Hàn Quốc mang lại cho thị trường Trung Quốc là kết quả của sự lựa chọn của người tiêu dùng, chứ không phải do chính sách của chính phủ. Trong khi đó, dư luận Hàn Quốc về Trung Quốc đã đạt mức thấp mới, với 81% số người phản hồi trong một cuộc thăm dò đã nhìn nhận mối quan hệ này là tồi tệ và chỉ 19% nói rằng họ tin tưởng Trung Quốc. Sau những lần quan hệ suy yếu trước đó, chẳng hạn như khi người dân Hàn Quốc bày tỏ sự thất vọng trước phản ứng lạnh nhạt của Bắc Kinh đối với các cuộc tấn công vào hải quân và đảo ngoài khơi của Triều Tiên trong năm 2010, thì nhận thức chung cuối cùng cũng quay trở lại. Nhưng lần này dư luận có thể cải thiện chậm hơn. 

Thương mại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn duy trì mạnh mẽ. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do sự trả đũa kinh tế của Trung Quốc trước THAAD sẽ có khả năng mất nhiều thời gian để phục hồi. Khi các chuyến du lịch trọn gói dành cho du khách Trung Quốc tới thăm Hàn Quốc xuất hiện trở lại trên mạng trực tuyến, ngành khách sạn và các doanh nghiệp miễn thuế sẽ hưởng lợi. Các cuộc trao đổi nhân dân có thể lại được tăng cường, đúng vào thời điểm diễn ra Thế vận hội mùa Đông tại Pyeongchang vào tháng 2/2018. Văn hóa nhạc pop của Hàn Quốc vẫn được theo dõi đông đảo ở Trung Quốc nhưng có thể phải vật lộn để giành lại thị phần, vì các nhà sản xuất phim truyền hình và video ca nhạc của Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược thay thế nhập khẩu trong sự om sòm về THAAD.

Ngay cả khi sự gây phiền nhiễu về quy chế và cuộc tẩy chay không chính thức đối với các công ty Hàn Quốc đã kết thúc, tập đoàn Lotte – liên quan đến một thỏa thuận trao đổi đất đai nhờ đó Chính phủ Hàn Quốc cung cấp địa điểm để triển khai THAAD – đã tuyên bố họ vẫn có kế hoạch bán chuỗi siêu thị của mình ở Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ là những nhà đầu tư thận trọng hơn tại nước kia trong một thời gian. 

Trong khi đó, bản thỏa thuận sơ bộ ngày 31/10 có thể có các hậu quả không lường trước từ góc nhìn của Chính quyền Donald Trump, vốn đang chờ đợi Trung Quốc gia tăng áp lực đối với Triều Tiên. Quan hệ của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng đã trở nên căng thẳng do Trung Quốc sẵn sàng tham gia các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại việc Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Cùng với cuộc tranh luận về THAAD, điều này có nghĩa là Trung Quốc cùng lúc phải đối mặt với một tình huống bất thường về quan hệ xấu đi với đồng thời cả Triều Tiên và Hàn Quốc. Theo truyền thống, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách cân bằng quan hệ giữa hai miền Triều Tiên. Do đó, sau khi đạt được một thỏa thuận sơ bộ với Seoul, Bắc Kinh có thể nhanh chóng tăng cường các cuộc trao đổi chính trị với Bình Nhưỡng. 

Liên quan đến hợp tác 3 bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, cuộc tranh luận về THAAD có lẽ đã giúp Bình Nhưỡng chia rẽ các nước láng giềng bằng cách làm phức tạp hóa sự can dự hiệu quả của các đồng minh của Mỹ với Trung Quốc. Nếu những bất đồng này hiện nay được gác lại, thì các nỗ lực đa phương nhằm đối phó với Triều Tiên có thể được tăng cường. Mặt khác, thỏa thuận sơ bộ ngày 31/10 cho thấy hành động cân bằng ngoại giao của Seoul có thể liên quan đến những giới hạn trong hợp tác phòng thủ tên lửa của họ với Tokyo và Washington. Đây sẽ là một chiến thắng dành cho Triều Tiên. Nhưng những lo ngại về tác động đó có khả năng bị phóng đại, khi Triều Tiên bảo toàn quyền chủ quyền để nâng cấp các khả năng của mình và hợp tác quốc tế, bao gồm các biện pháp phòng thủ tên lửa, như là những chứng nhận môi trường nguy hiểm.

Vì vậy có lẽ góc độ thú vị hơn là liệu thỏa thuận sơ bộ về THAAD có nhằm để thay thế quỹ đạo trong giọng điệu về Triều Tiên trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm châu Á hay không. Chính quyền Trump đã tập trung nhiều hơn vào các cuộc diễn tập quân sự và các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập, ngược lại các nhà lãnh đạo ở Seoul và Bắc Kinh lại tìm cách mở ra đối thoại. Sự kiềm chế rõ ràng của Triều Tiên có thể liên quan nhiều hơn đến các mô hình hoạt động quân sự theo thời điểm của họ thay vì ra tín hiệu ngoại giao. Nhưng sau thỏa thuận sơ bộ về THAAD, đáng chú ý là bài diễn văn của Trump trước Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 7/11 đã để lại không gian đáng kể cho ngoại giao với Bình Nhưỡng.

Trong khi một chuyến thăm cấp tổng thống của Mỹ tới châu Á có thể giúp giải thích cách lựa chọn thời điểm cho động thái chiến lược của Bắc Kinh với Seoul, các cuộc gặp cấp cao đa phương trong khu vực cũng có thể đóng góp phần nào. Trung Quốc cũng cho thấy một mô hình vá víu (hay che đậy) các tranh chấp ngoại giao trước khi các nhà lãnh đạo phải bắt tay trước ống kính: chẳng hạn, các tuyên bố hòa giải về biển Hoa Đông trước khi Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp mặt tại APEC vào tháng 11/2014; về Doklam trước khi Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp gỡ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 9; và về Biển Đông trước khi Tập Cận Bình sang Việt Nam trong tháng này. Nếu các diễn đàn đa phương của châu Á không chỉ nói về chuyện công việc vì chúng đưa ra các thời hạn cuối cùng cho việc tạo ra thỏa thuận, điều này sẽ báo trước điềm tốt lành cho ngoại giao quốc gia tầm trung của Hàn Quốc.

Những xích mích nhỏ về ngoại giao ở châu Á thường được mô tả theo thuật ngữ Nho giáo là “dạy cho đối phương một bài học”. Quy trình “đằng sau cánh gà” mà đã dẫn đến thỏa thuận sơ bộ ngày 31/10 có lẽ đã bắt đầu khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ người đồng cấp Hàn Quốc của ông bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 20/9, ngay sau khi việc triển khai THAAD được hoàn thiện công khai và đầy đủ. Có lẽ Seoul đã xoay xở để dạy cho Bắc Kinh một bài học về những giới hạn của việc cưỡng ép về kinh tế đối với một nước có chủ quyền khi an ninh quốc gia của nước này bị đe dọa. 

Các chiến lược gia Trung Quốc có thể coi những đảm bảo của Seoul về các giới hạn của hợp tác phòng thủ tên lửa là một chiến thắng. Những người khác có thể tin rằng việc Lotte buộc phải rút lui sẽ khiến cho những tập đoàn quốc tế đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc phải suy nghĩ cẩn thận trước khi gây trở ngại cho những gì được cho là lợi ích an ninh của Bắc Kinh. Mặt khác, tranh chấp về THAAD đã dạy cho các công ty của Hàn Quốc rằng không nên đặt toàn bộ số trứng kinh tế của họ vào trong chiếc giỏ Trung Quốc và có thể làm tăng các đánh giá rủi ro chính trị toàn cầu khi làm ăn ở Trung Quốc.

Những bài học đầy mâu thuẫn trong tương lai này đã khiến một số nhà quan sát quốc tế kết luận rằng Trung Quốc đã từ bỏ, trong khi những người khác lại tố cáo Hàn Quốc đã chịu thua. Trên thực tế, có một từ để mô tả thỏa thuận sơ bộ ngày 31/10: ngoại giao. Xét tất cả những gì đang bị đe dọa khi đối phó với Triều Tiên, đó là điều chúng ta có thể quan sát kỹ hơn ở Đông Á

RELATED ARTICLES

Tin mới