Wednesday, November 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mới"Quả bom nổ chậm" đối với Liên minh châu Âu là gì?

“Quả bom nổ chậm” đối với Liên minh châu Âu là gì?

Đại sứ Nga tại EU – Vladimir Chizhov nhìn nhận rằng, hình mẫu cuộc sống tại châu Âu chính là thứ thu hút người di cư và chính cuộc khủng hoảng di cư này đang trở thành một quả bom sắp phát nổ tại EU.

Hôm 20/12, trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti, đại sứ thường trực của Nga tại EU – Vladimir Chizhov nhận định: đối với Liên minh châu Âu cuộc khủng hoảng di cư là một quả bom nổ chậm “với một sợi dây dẫn cháy khá ngắn”.

Ông nói với  phóng viên của RIA Novosti: “Chính Liên minh châu Âu đã giúp một tay để tạo ra loại bom này”.

Nhà ngoại giao Nga nói thêm rằng cứ mỗi tháng qua đi thì tình hình lại càng trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, cuộc khủng hoảng di cư sẽ không dẫn đến sự sụp đổ của Liên minh Châu Âu hay khiến một quốc gia riêng lẻ nào rút lui khỏi thành phần Liên minh.

“Nhưng cuộc sống của người dân châu Âu sẽ chẳng thể dễ dàng hơn. Tôi đã từng nghe thấy cụm từ: “Liên minh châu Âu là một hình mẫu siêu cường của cuộc sống”. Thứ thu hút người di cư tới Liên minh Châu Âu- chính là hình mẫu cuộc sống và mức sống… Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng di cư làm suy yếu cả hình mẫu và mức sống của Liên minh châu Âu”- ông Chizhov kết luận.

Châu Âu đang phải đối mặt với cuộc di cư nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các cuộc xung đột vũ trang và các vấn đề kinh tế cấp bách ở các nước Trung Đông và Bắc Phi.

 Để giải quyết vấn đề di dân, từ năm 2015 đến năm 2017, EU đã chi ra hơn 17 tỷ Euro.

Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ Pew Research Center, tỷ lệ dân số Hồi giáo ở Châu Âu vào năm 2050 có thể tăng lên từ 7- đến 14%, thậm chí trong trường hợp giảm lưu lượng di cư.

 Số người Hồi giáo ở đó có thể đạt tới con số 75,6 triệu người. Trong số các quốc gia châu Âu, nước có lượng người Hồi giáo lớn nhất sẽ vẫn là Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển và Ý.

Sau ba năm từ khi bắt đầu khủng hoảng, EU chỉ đạt được một số tiến bộ trong việc trao đổi dữ liệu và tăng cường chính sách đưa người nhập cư trở lại quê hương.

Còn đối với nghị trình nội khối chủ chốt, hay việc chia sẻ gánh nặng và một cách tiếp cận tổng hợp hơn đối vấn đề di cư thì hầu như EU vẫn giậm chân tại chỗ.

Nhiều lo ngại rằng, nếu cứ cố gắng giải quyết việc di cư chỉ thông qua các biện pháp phân bổ cho các quốc gia sẽ dẫn đến những chính sách phân mảnh và rời rạc, điều đó có thể sẽ khiến các nước thành viên EU chống lại nhau.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới