Sunday, September 15, 2024
Trang chủĐàm luậnNhìn lại kinh tế thế giới 2017 và dự báo 2018-2019

Nhìn lại kinh tế thế giới 2017 và dự báo 2018-2019

Báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) tuần 50/2017 đánh giá sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong năm 2017 và dự báo các năm tiếp theo (2018, 2019), nhận định trong thời điểm hiện tại sự hồi phục của nền kinh tế thế giới vẫn còn ở khu vực an toàn. DIW dự báo kinh tế thế giới sẽ còn tăng trưởng trong 2 năm 2018 và 2019 ở mức 4% mỗi năm. 

1. Sự hồi phục kinh tế đang ở giai đoạn mạnh mẽ

Trước hết, đó là sự ổn định của tăng trưởng tiêu dùng cá nhân, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ, vững bền của đầu tư toàn cầu nhưng vẫn còn những yếu tố kìm hãm sự phát triển như: Tăng trưởng ở châu Âu ổn định dù một số quốc gia vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao, cũng như hoạt động đầu tư chưa thực sự năng động. Tại Trung Quốc sự mở rộng của các ngành công nghiệp sản xuất đang yếu đi bởi việc giảm thiểu dư thừa nguồn cung. Một chính sách tiền tệ hoàn toàn thắt chặt đến từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể giảm bớt nhu cầu thế giới, khiến nền kinh tế toàn cầu không thể tăng tốc hơn nữa. Mặt khác, các rủi ro cho kinh tế thế giới phát sinh trước hết bởi bất ổn chính trị tại châu Âu và Mỹ cũng như các rào cản thương mại có thể xảy ra.

Sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trong năm 2017. Trong Quý III/2017, tình hình tại các nền kinh tế phát triển cũng như các nước mới nổi vẫn tốt như trong 6 tháng đầu năm. Động cơ chính của sự phát triển là sự tăng trưởng tiêu dùng, kể cả hoạt động đầu tư vẫn giữ vị trí cao; nhờ đó, thương mại toàn cầu từ đầu năm cho tới nay được tăng cường đáng kể. Sự kết hợp này có thể sẽ kéo dài sang năm sau bởi tình hình kinh tế hiện thời của các nước mới nổi vẫn đang ở đà tăng trưởng mạnh. Tình hình này kết hợp với tình hình kinh tế ổn định của các nước phát triển đem lại động lực cho các hoạt động đầu tư. Tình hình trên thị trường lao động cũng sẽ được cải thiện. 

Tỷ lệ tăng trưởng không được kì vọng lớn hơn bởi các lý do: Thứ nhất, trong khu vực EU, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao và tăng trưởng của thu nhập, giá cả vẫn còn khiêm tốn. Tại Trung Quốc sự tồn tại đáng kể của dư thừa nguồn cung và sự thay đổi cơ cấu kinh tế (từ công nghiệp sang dịch vụ…) nếu kéo dài sẽ làm chững lại kinh tế thế giới một chút. Tại Mỹ, những thiếu thốn đầu tiên trên thị trường lao động có thể sẽ hiện rõ và gây nên ảnh hưởng đáng kể vào cuối khoảng thời gian của dự báo này; lạm phát sẽ gia tăng. 

Thứ hai, chính sách tiền tệ trên thế giới sẽ bị thắt chặt: Tại Mỹ, Ngân hàng dữ trữ liên bang (FED) đang giảm bớt nguồn cung ứng tiền và tăng lãi suất cơ bản từng bước một. Đồng tiền của các nước mới nổi cũng sẽ đi theo nó bởi sự gia tăng nhẹ của chi phí tài chính cho các công ty và nền kinh tế trên toàn thế giới. Ngân hàng châu Âu cũng công bố rằng, sẽ giảm thiểu việc mua vào các trái phiếu mỗi tháng. Điều này có nghĩa là việc mua trái phiếu với giá trị ròng trong nửa năm 2018 đã bị từ bỏ và trong tiếp đó một sự tăng lãi suất khiêm tốn sẽ được thực hiện và tỷ lệ lạm phát sẽ dần dần nhích tới dưới mức mục tiêu đề ra. Chính sách tài chính trên toàn thế giới sẽ trở nên ít hạn chế hơn, tại Mỹ gánh nặng thuế sẽ tạo nên những chuyển động tích cực nhẹ. 

         Nhìn chung, kinh tế thế giới trong khoảng thời gian dự đoán (2018, 2019) sẽ tăng trưởng khoảng 4% mỗi năm. Dự đoán này có thể được tăng nhẹ so với mức cơ bản vào tháng 9/2017. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng được hỗ trợ bởi giá dầu, thứ chỉ nên được tăng một cách thận trọng. Các rủi ro cho nền kinh tế thế giới tiếp tục đến từ châu Âu, nơi năm sau sẽ diễn ra các cuộc bầu cử quan trọng – như là tại Italy. Nếu các đảng phái với chủ trương nghi ngờ EU hoặc nếu các ngân hàng có mức nợ lớn hơn, rủi ro của cộng đồng EU sẽ tăng thêm và ảnh hưởng xấu đến đầu tư. Đàm phán Brexit cũng có thể dẫn tới những rủi ro lớn hơn so với dự tính và làm chậm lại tăng trưởng kinh tế của Anh. Thêm vào đó, những hàng rào thương mại đến từ Mỹ có thể ảnh hưởng xấu hoặc làm chậm lại thương mại thế giới và các hoạt động đầu tư toàn cầu. 

2. Dự báo tăng trưởng năm 2018, 2019 của một số nền kinh tế lớn 

Mỹ: Quá trình hồi phục kinh tế sẽ tiếp tục. Kinh tế Mỹ vào năm 2017 có thể đạt tăng trưởng ở mức 2,3%. Vào năm 2018 và 2019 lần lượt mỗi năm 2,5 % và 2,4%. 

Kinh tế Mỹ vào quý III năm nay tăng trưởng 3,3%. Tiêu thụ cá nhân cũng như đầu tư của các doanh nghiệp tăng mạnh. Ngoại thương cũng có động lực tích cực. Đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ giữ vững trong tương lai gần. Tiêu thụ cá nhân sẽ tăng lên đáng kể, kể cả khi trong cùng thời điểm đó tỷ lệ tiết kiệm không giảm xuống. Sự cải thiện liên tục của thị trường lao động hỗ trợ tiêu dùng cá nhân. Trong quý III, khoảng 170.000 việc làm mới được tạo ra; tỉ lệ thất nghiệp vào tháng 11 ở mức chỉ 4,1%. Mức lương tăng đáng kể so với các năm trước cũng được kì vọng. 
Vào năm 2019, DIW dự báo sự thiếu hụt đầu tiên trên thị trường lao động sẽ xuất hiện. Các doanh nghiệp bởi công suất tăng lên, sẽ mở rộng hoạt động đầu tư. Bởi tình hình kinh tế tiếp tục cải thiện, có thể giảm chính sách tiền tệ mở rộng của họ một cách chậm rãi. Vào Quý IV/2017, FED đã bắt đầu giảm cho vay một cách từ từ. Lý do chính là lạm phát thấp, lãi suất sẽ đi theo hướng ngược lại: tăng một cách từ từ. Giảm phát của ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục mạnh thêm bởi giảm thuế. Lý do: là vào cuối năm 2017, Quốc hội Mỹ đã đồng ý với cải cách thuế do chính phủ đề xuất, sau khi Thượng viện phê chuẩn bản dự thảo vào đầu tháng 12; qua đó, các tổ chức và hộ gia đình có thu nhập cao sẽ hưởng lợi. Gánh nặng thuế đối với các doanh nghiệp cũng sẽ giảm xuống. Điều này có nghĩa là, cải cách thuế sẽ có rất ít hiệu quả kích thích đối với tăng trưởng kinh tế. 

         Nhật Bản: Xuất khẩu mang tới sự phục hồi. Nhìn chung, GDP của Nhật Bản sẽ tăng 1,5% năm 2017, năm 2018 và 2019 sẽ là 1,2%. 

         Vào Quý III/2017 nền kinh tế Nhật Bản tăng 0,3%, sau 0.6% vào Quý II. Xuất khẩu là nhân tố đầu tiên mang tới sự phục hồi này, được hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và một đồng yên yếu. Đứng đầu là xuất khẩu xe tải và đồ điện sang Mỹ và khu vực Đông Nam Á tăng mạnh. Trong thời điểm đầu tư của doanh nghiệp giảm xuống một chút, chi tiêu của hộ gia đình và cá nhân không tăng. Thu nhập không được tăng nhiều đã tác động đến tiêu dùng cá nhân. Cho tới nay, không một áp lực lạm phát ổn định nào được tạo nên mặc dù nền kinh tế Nhật Bản rất đa dạng với chính sách nới lỏng tiền tệ lỏng trong năm 2016. 

Với tình hình kinh tế nước ngoài mạnh mẽ, xuất khẩu sẽ phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên lực lượng lao động đang ngày càng thiếu bởi thành phần dân số ở tuổi lao động đang giảm. Điều này sẽ dẫn tới tăng thêm thu nhập, hỗ trợ tiêu dùng. Tuy nhiên, kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng đã bị đẩy về mùa Thu 2019, sẽ hãm phanh cho sự mở rộng này vào cuối khoảng thời gian của dự báo này. Đầu tư sẽ được tăng lên để tăng cường năng suất và đối phó với tình hình chi phí luôn gia tăng thông qua tự động hóa quá trình sản xuất. 

Trung Quốc: Suy giảm dư thừa nguồn cung sẽ hãm phanh sự mở rộng kinh tế. GDP của Trung Quốc năm 2017 sẽ tăng 6,8%, trong năm 2018 và 2019 sẽ tăng khoảng 6,5%. 

Tăng trưởng trong Quý III đạt 6,7%, sau 6,8% trong quý II/2017. Nhu cầu của các hộ gia đình và cá nhân có thể sẽ tăng thêm theo thu nhập. Bởi áp lực từ chi phí và dư thừa nguồn cung vẫn còn tồn tại hãm phanh cho đầu tư vào máy móc. Hậu quả của giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu làm xấu đi cán cân xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây và làm suy yếu quy mô của nền kinh tế. Điều này truyền tín hiệu tới chỉ số quản lý mua hàng trong tương lai gần cho nhiều ngành kinh tế khác nhau. Đúng là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ hưởng lợi trong quá trình chuyển đổi sang mô hình phát triển kinh tế dựa trên tiêu dùng. Trong ngành công nghiệp sản xuất, sự giảm tải của dư thừa nguồn cung trong các công ty nhà nước có mức nợ cao và thiếu năng suất sẽ tiếp tục và sẽ làm giảm tăng trưởng. 

         EU: Phục hồi toàn diện. Vào năm 2017, GDP của khu vực EU được trông đợi sẽ tăng 2,4%. Vào năm 2018, kinh tế sẽ tăng 2,1% và 2019 khoảng 1,7%.

Tại khu vực EU, tăng trưởng GDP trong Quý III/2017 là 0,6%, tương tự như trong nửa năm đầu. Tình hình thị trường lao động tốt đẹp hơn cũng như việc nới lỏng điều kiện cho vay một lần nữa sẽ tăng nhu cầu trong nước. Cả nhu cầu cá nhân cũng như đầu tư đã hỗ trợ nền kinh tế. Trong quý IV, tiêu dùng cá nhân trong tiến trình tạo thêm việc làm đang tiếp diễn sẽ là nhân tố chính trong hồi phục kinh tế. Điều này có nghĩa là niềm tin của người tiêu dùng tại các nước thành viên hàng đầu đang tăng lên. Thu nhập trong thời điểm muộn hơn thuộc thời kì dự báo này sẽ tăng lên đáng kể so với các năm trước trong điều kiện thêm nhiều người có việc làm. Chỉ cùng với sự tăng nhẹ của giá cả, thu nhập của người lao động mới có thể tăng. Khối lượng vốn đang ít được sử dụng sẽ gây áp lực lên các hoạt động đầu tư. Tại một số nước môi trường đầu tư nhờ các chính sách kinh tế được cải thiện một phần. 
Tại Pháp, dự luật cải cách thuế để kích thích đầu tư đã được thông qua, và nó sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Kể cả tại Hà Lan, liên minh chính phủ mới cũng đang lên kế hoạch cho các biện pháp tăng cường đầu tư. Sự phát triển của kinh tế thế giới hỗ trợ xuất khẩu thêm nữa, cho dù giá đồng Euro trên thế giới tăng và nhu cầu hàng hóa và dịch vụ từ châu Âu giảm. Tỉ lệ lạm phát vẫn nằm ở mức thấp, kể cả khi dự luật của ngân hàng trung ương châu Âu vào tháng 10 khá rộng mở và sự tăng giá cả sẽ có thể được củng cố. 

Cho dù chính sách tiền tệ về lâu dài sẽ đi theo hướng mở rộng – sẽ dẫn tới suy giảm sức mua tổng trong năm tới cũng như tăng lãi suất vào Quý II/2019 – tỷ lệ lạm phát trong thời điểm dự báo sẽ nằm dưới mức ngân hàng Trung ương châu Âu mong muốn ở khoảng 2%. Thêm vào đó, hậu quả của đồng Euro mạnh sẽ dẫn tới nhập khẩu kém cũng như tăng thu nhập một cách khiêm tốn. Tuy nhiên, sự tăng lên của sử dụng các phương tiện sản xuất và một đà tăng trưởng thu nhập khá hấp dẫn sẽ tăng cường khả năng gia tăng giá vào khoảng cuối năm 2019. 

         Anh: Giá cả tăng và sự phát triển khiêm tốn của lương đã hạn chế tiêu dùng cá nhân. Vào khoảng năm 2019, trước hết là sự giảm xuống dần dần của những rủi ro chính trị cũng như sự tăng giá nhẹ sẽ hồi sinh tiêu thụ cá nhân cũng như hoạt động kinh doanh. Kinh tế Anh sẽ đạt tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm nay. Vào năm 2018 GDP có thể tăng 1,4% và 2019 kỳ vọng tăng trưởng ở mức 1,5%.

         GDP của Anh trong Quý III đạt 0,4%, tốc độ tương tự như nửa đầu năm 2017. Chi tiêu cá nhân mạnh hơn so với đầu năm và kể cả xây dựng căn hộ và đầu tư của doanh nghiệp cho thấy những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên đóng góp của thương mại quốc tế thông qua việc đưa vào hàng hóa và dịch vụ giảm xuống. Thị trường lao động vẫn phát triển mạnh, vì vậy, trong quý tiếp theo, các vị trí việc làm mới sẽ tiếp tục được mở rộng. Tình hình tích cực của thị trường lao động này sẽ bị giảm xuống trong trường hợp lương tăng, bởi phần lớn các công việc mới được tạo nên trong khu vực lương thấp và duy trì năng suất thấp làm giảm khả năng tăng trưởng của thu nhập. 

         Trong những tháng tới, tiêu thụ cá nhân sẽ bị chậm lại bởi việc tăng giá mạnh của các sản phẩm tiêu dùng cũng như sự gia tăng khiêm tốn của thu nhập. Kể cả đầu tư cũng khó có thể tăng trưởng bởi rủi ro từ đàm phán Brexit và chính sách tiền tệ với nhiều hạn chế hơn cho dù không một sự thay đổi trong quan hệ nào giữa EU và Anh. 

         Cũng có dự đoán cho rằng, quá trình rời khỏi EU có thể bị từ bỏ hoặc một hiệp định tiếp theo sẽ được đồng ý để giữ hiện trạng của chính trị hiện nay, nó được thấy thông qua sự nối lại giữa chính phủ Anh và EU vào tháng 12. Các tín hiệu tích cực cũng được kì vọng do sự hồi phục của khu vực EU và việc duy trì đồng bảng Anh ở mức giá thấp. 

         Trung và Đông Âu: Sự phục hồi năng động tăng cường sự phát triển năng động của các nền kinh tế Trung và Đông Âu. Nhìn chung, tăng trưởng tại Trung và Đông Âu năm 2017 sẽ nằm ở mức 3,5% và 3,3% lần lượt trong hai năm sau 2018, 2019 là mức 4,6%.

         Động lực chính tại phần lớn các nước này là tiêu dùng cá nhân. Nó được hỗ trợ thêm ở Romania nhờ giảm thuế, nhờ vào quý 3/2017, tăng trưởng GDP của nước này là 2,6% – cao nhất ở EU. Vào thời gian tiếp theo, tác động đặc biệt này sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, tiêu dùng cá nhân vẫn sẽ là động lực chính: sự hồi phục của nền kinh tế tại khu vực này với tỉ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm. Sự leo thang của giá cả tiêu dùng đang được tăng cường đáng kể trong thời gian qua tại Romania, tuy nhiên vẫn nằm trong mức mục tiêu được đề ra. Tại các vùng khác tỷ lệ lạm phát tăng lên một chút. Để thích ứng, các ngân hàng trung ương giữ lãi suất cũ; chỉ riêng tại Séc, nơi lạm phát đang ở mức cao, lãi suất cơ bản được gia tăng. Các điều kiện đầu tư tại khu vực này vẫn còn rẻ trong thời điểm hiện nay. Nhìn chung là đầu tư sẽ có đà mới. Trong hoàn cảnh này, chỉ số quản lý mua hàng của Séc và Ba Lan sẽ còn nằm trên ngưỡng mở rộng và thậm chí ở Séc, nó đã tăng lên trong thời gian gần đây. Xuất khẩu hưởng lợi nhờ tỉ giá đồng Koruna so với Euro; tuy nhiên nếu tỉ giá này tăng, tăng trưởng của Séc có thể bị chậm lại. Nhờ sự hấp dẫn của tiêu thụ nội địa, nhập khẩu cũng có thể tăng.

         Nga: Sự hồi phục chững lại một chút. GDP của Nga sẽ tăng 1,9% trong năm 2017, vào các năm tới sẽ là 1,6% năm 2018 và 1,7% năm 2019. 

GDP của Nga trong ba quý đầu năm 2017 tăng thêm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tiêu thụ cá nhân và đầu tư tăng nhẹ. Nhập khẩu tăng lên mạnh hơn so với xuất khẩu vào quý III sau khi cũng đã tăng mạnh vào quý II. Sự tăng cường của sản xuất công nghiệp đang chậm lại. Trong thời gian tới các hoạt động tiêu dùng sẽ ổn định trong hoàn cảnh giá cả tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Điều này cũng có nghĩa là niềm tin của tiêu dùng đã cải thiện vào quý III. Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm lãi suất cơ bản một lần nữa vào cuối tháng 10 một chút để ứng phó với tỉ lệ tăng giá đang giảm. Đầu tư sẽ tăng lên dần dần. 

Các chỉ số dự kiến gợi tới một tốc độ tăng trưởng khiêm tốn: Theo đó, chỉ số quản lí mua hàng của các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ vẫn sẽ nằm trên ngưỡng mở rộng, tuy nhiên, trong thời gian gần đây nó đã bị giảm xuống. Giá dầu tăng cũng giúp kinh tế Nga hồi phục

RELATED ARTICLES

Tin mới