Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnĐòn đánh phủ đầu của Bắc Kinh

Đòn đánh phủ đầu của Bắc Kinh

Bước vào năm 2018, Trung Quốc tiếp tục chính sách “tằm ăn dâu” trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng có các động thái chủ động ngăn chặn, răn đe các nước khác cạnh tranh “chủ quyền” của họ, thông qua chiến thuật “đánh phủ đầu”. Đó là nhận định của một nhà phân tích chính trị quốc tế từ Mỹ.

Mới đây Trung Quốc đã “phản đối mạnh mẽ” Việt Nam khi nước này mời Ấn Độ tham gia, hợp tác đầu tư, khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Vì sao Bắc Kinh phản đối? Trước hết, khi Ấn Độ khai thác với Việt Nam, thì những khu thăm dò và khai thác thuộc thẩm quyền Việt Nam nhưng Trung Quốc lại cho là của họ. Nếu Ấn Độ khai thác có nghĩa là Ấn Độ công nhận chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này.

Với lý do đó, Trung Quốc lập tức đánh phủ đầu!  

Về quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được tăng cường. Nhất là gần đây Việt Nam đã gửi một số người sang Ấn Độ để học tập về không quân, hải quân. Trung Quốc rất cảnh giác chuyện này.

Đánh đòn phủ đầu là bước chặn đầu. Có nghĩa rằng, bất cứ điều gì xảy ra là Trung Quốc phải chặn đầu, nhằm hai động thái. Một, chiến thuật “ tằm ăn dâu”, cứ từ từ tiến những bước một mà không gây ra những đụng độ lớn; hai, “đánh phủ đầu”, để chặn những chuyện khác bất lợi cho Trung Quốc.

Phản ứng của Ấn Độ ra sao? Họ không dễ dàng chấp nhận và rút lui. Việt Nam cũng không dễ buông Ấn Độ.

Chúng ta hãy cùng liên hệ và so sánh với vụ việc từng xảy ra trong hợp tác của Việt Nam với hãng Repsol của Tây Ban Nha năm 2017 trên Biển Đông dưới áp lực của Trung Quốc và hợp tác Việt – Ấn hiện nay. Về mặt ngoại giao, từ trước đến giờ Ấn Độ vẫn có quan hệ với Việt Nam. Cho nên khi đi vào Biển Đông, chắc chắn họ hiểu tình hình. Ấn Độ khác với Tây Ban Nha ở chỗ, Tây Ban Nha quá xa xôi, Repsol chỉ đơn thuần là một công ty, sau lưng không có một sự hỗ trợ về thế lực hay quân sự nào cả.

Ngược lại, Ấn Độ không phải như vậy. Các đoàn tàu chiến của Ấn Độ khi đi thăm các nơi, thường ghé Cam Ranh hoặc ghé Đà Nẵng. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ, từ vấn đề quân sự cho đến vấn đề kinh tế và kỹ thuật đã tăng lên đáng kể.

Mới đây, hôm 11/01/2018, Thời Báo Kinh tế của Ấn Độ dẫn nguồn từ hãng tin PTI, đưa tin, Trung Quốc đã phản đối việc Việt Nam mời Ấn Độ đầu tư ở một khu vực có dầu và khí đốt tự nhiên tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Theo thời báo này, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Tôn Sinh Thành đã nói với một kênh tin tức của Ấn Độ rằng Việt Nam hoan nghênh đầu tư của Ấn Độ ở Biển Đông.

Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng được các hãng tin quốc tế dẫn lời nói: “Trung Quốc không phản đối sự phát triển quan hệ song phương bình thường của các nước liên quan trong khu vực láng giềng. Nhưng Trung Quốc phản đối mạnh mẽ bên liên quan nào lợi dụng điều này như một cái cớ để xâm phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và làm suy yếu hòa bình và ổn định khu vực.

Cụ thể thêm một bước, Trung Quốc phản đối Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) khai thác dầu tại các giếng mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Còn Ấn Độ luôn luôn khẳng định, việc thăm dò của ONGC là một hoạt động thương mại và không liên quan đến tranh chấp.

Hãy chờ xem đòn đánh phủ đầu của Bắc Kinh hiệu quả tới đâu.

RELATED ARTICLES

Tin mới