Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTrung Quốc ưu tiên gỡ 'quả bom nợ' 30.000 tỷ đô

Trung Quốc ưu tiên gỡ ‘quả bom nợ’ 30.000 tỷ đô

Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng gỡ “quả bom nợ” 30.000 tỷ USD là công việc ưu tiên hàng đầu với nền kinh tế.

Mục tiêu biến Tân Hải trở thành đặc khu tương đương Thượng Hải hay Thẩm Quyến của Chính phủ Trung Quốc gần như đang đi vào bế tắc, khi quan chức Tân Hải thừa nhận,  GDP ở đặc khu này năm 2017 giảm 30% so với năm 2016, xuống còn 105 tỉ đô la Mỹ, vào đầu năm 2018.

Theo Bloomberg, các công ty nhà nước đang trở thành trở ngại của nền kinh tế Trung Quốc.

Các khoản nợ của Trung Quốc hiện đang ở mức 30 ngàn tỉ đô la, khoảng 259% GDP nước này, chủ yếu là do các công ty nhà nước vay nợ.

Chưa hết, khoản nợ này được dự báo sẽ tăng lên đến 327% GDP của Trung Quốc vào năm 2022 nếu chính phủ không thực hiện các biện pháp kiểm soát.

Do đó, các nhà kinh tế tư Trung Quốc cho rằng gỡ “quả bom nợ” này là công việc ưu tiên hàng đầu với nền kinh tế.

Chuyên gia Junheng Li, người sáng lập Warren Capital, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường Trung Quốc đặt trụ sở ở New York cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến các khoản nợ khổng lồ là do cách vận hành nền kinh tế theo mệnh lệnh từ trên xuống dưới.

“Chính phủ đưa chỉ tiêu cho tỉnh, tỉnh đưa xuống huyện, từ huyện đưa chỉ tiêu xuống khu, và các chỉ tiêu đó dội vào các công ty nhà nước, họ buộc phải phát triển bằng mọi cách để đạt chỉ tiêu”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại chưa thấy động thái nào cho thấy Chính phủ nước này sẽ có những giải pháp xóa sổ, hay giải thể các công ty nhà nước đang bị thua lỗ ngập đầu.

Cơn nguy khốn

Trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, Bắc Kinh cần khẩn trương giải quyết các khoản nợ doanh nghiệp đang leo cao, sản lượng công nghiệp dư thừa và “bong bóng” giá cả trong thị trường bất động sản cùng các thị trường tài sản khác – yếu tố vốn làm gia tăng nguy cơ “vỡ nợ mất kiểm soát”.

Nghiên cứu của OECD ước tính nợ công của Trung Quốc đang ở mức 175% GDP, thuộc hàng cao nhất trong số các thị trường mới nổi. Nợ nước này tăng liên tục từ mức 100% GDP hồi cuối năm 2008.

OECD nhận định giá bất động sản gia tăng, đầu tư đòn bẩy và nợ quá cao trong khu vực doanh nghiệp là các nguy cơ đặt ra cho sự ổn định tài chính của Trung Quốc, dù nước này đang thực hiện một số biện pháp cắt giảm thuế để hạ bớt gánh nặng đặt lên doanh nghiệp.

Đáng lưu ý, kinh tế Trung Quốc xác định đổi mới là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng và có 15.000 doanh nghiệp mới đăng ký mỗi ngày. Song có quá nhiều công ty không có kinh nghiệm và tiến độ trong việc loại bỏ các doanh nghiệp nhà nước “xác sống” còn khiêm tốn”.

Việc vay nợ để thực hiện các mục đích tăng trưởng không còn sức mạnh như những năm 1980 và 1990 nữa. Hệ số sử dụng vốn hay hệ số đầu tư tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc không cao, trước năm 2008, để tăng 1 đồng GDP, họ cần đầu tư 4,4 đồng. Gần đây, để tăng 1 đồng GDP, họ cần đầu tư 6 đồng, theo số liệu của IMF.

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Đại lục có thể hạ xuống còn 6,3% năm 2018. Và với tình hình như vậy, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng tín dụng cho những khu vực đầu tư lãng phí, nền kinh tế của họ sẽ tổn thương mạnh hơn.

Giáo sư Kenneth Rogof tại Đại học Harvard (từng là Trưởng cố vấn kinh tế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF) cho rằng, “Trung Quốc là quốc gia ở top đầu nguy hiểm dễ trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo”.

Ông Rogof nói: “Nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục có những bất ổn lớn vì nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư, đặc biệt là phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Nếu có bất kỳ khó khăn về tài chính ở Trung Quốc thì đó là sự suy giảm tăng trưởng tín dụng, nguy cơ khủng hoảng sẽ cao.

Tâm điểm cuộc khủng hoảng sẽ không phải ở các nước phương Tây dù mức nợ vẫn còn rất cao bởi mức lãi suất hiện rất thấp và điều đó khiến khoản nợ còn có thể chấp nhận được và ít xảy ra khủng hoảng hơn” – ông Rogof nói thêm.

RELATED ARTICLES

Tin mới