Friday, May 17, 2024
Trang chủĐàm luậnTrò chơi ảnh hưởng của TQ

Trò chơi ảnh hưởng của TQ

     Kể từ những năm 1970, ngoại trừ khoảng lặng ngắn sau cuộc thảm sát ở Thiên An Môn năm 1989, hầu hết các nền dân chủ phát triển trên thế giới đều hướng tới Trung quốc, cùng kỳ vọng rằng quốc gia này sẽ hòa nhập với trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu và cuối cùng sẽ thành một quốc gia có nền dân chủ giống như họ. Tuy nhiên những tia sáng dần phai nhạt khi Phương Tây nhận ra rằng Trung Quốc không hề có ý định mở cửa hệ thống chính trị của mình.

Kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy

     Gần đây các cơ quan tình báo của Đức và New Zealand đã đưa ra hàng loạt cảnh báo công khai về mối đe dọa của các hoạt động do thám hay thao túng mà Trung Quốc tiến hành ở các quốc gia này. Quốc hội Mỹ cũng đã tiến hành một phiên điều trần để thảo luận về “cánh tay nối dài của Trung Quốc”.

     Australia nằm trong số những quốc gia ở tiền tuyến của cuộc đấu tranh này. Australia là đồng minh lâu đời của Mỹ, đối tác an ninh quan trọng của Châu Á nhưng lại là một nền kinh tế hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu từ Trung Quốc. Người đứng đầu cơ quan tình báo của Australia cảnh báo về một mối đe dọa “chưa từng có”, một mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn nhiều so với mối đe dọa từ chiến dịch mà các đặc vụ Xô Viết từng thực hiện trong thời Chiến tranh lạnh.

     Chính trường Australia đã dậy sóng về chủ đề này sau khi ngôi sao đang lên của Công đảng Sam Dastyari từ chức. ông Dastyari đã dùng tiền tài trợ của một trong số các tỷ phú để trả vài khoản nợ cá nhân, và sau đó còn tham dự một cuộc họp báo với giới truyền thông Trung Quốc nơi ông công khai kêu gọi Australia tôn trọng tuyên bố chủ quyền của quốc gia này ở Biển Đông. Trái ngược hoàn toàn với lập trường của Công Đảng. truyền thông Australia đưa tin cho biết tổ chức tình báo an ninh Mỹ (ÁIO) cho rằng có khoảng 10 ứng cử viên ở cấp quốc gia và địa phương của Australia có mối liên hệ với các đơn vị tình báo Trung Quốc. Nhiều người ước tính mỗi năm Trung Quốc chi từ 10 đến 12 tỷ USD cho các nỗ lực “quyền lực mềm” –  từ vận động hành lang và các chiến dịch quan hệ công chứng theo kiểu truyền thống cho tới các hình thức thao túng âm thầm khác.

     Không giống với cách các quốc gia hoạt động do thám truyền thống, chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc được Ban Mặt trận thống nhất Trung ương, một nhánh ít gây sự chú ý của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cầm quyền, chỉ đạo. Những hoạt động này bao gồm nỗ lực chiêu mộ hoặc mua chuộc các cá nhân và tổ chức, từ các chính trị gia cho tới các hãng truyền thông và trường đại học, và nhất là người Trung Quốc ở nước ngoài –  cộng đồng hiện ước tính khoảng 60 triệu người.

     Các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực này cho biết các mục đích chính của những hoạt động kể trên là nhằm cô lập, xóa bỏ hoặc hủy hoại các mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản trong cộng đồng người Trung Quốc bất đồng chính kiến ở nước ngoài hoặc những nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, những người ủng hộ nền độc lập của Tây Tạng và cả những đại diện của Đài Loan. Chuyên gia Gerry Groot chuyên nghiên cứu hoạt động của cơ quan này và hiện làm ở đại học Adelaid bình luận: – “Cách Ban Mặt trận thống nhất Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ảnh hưởng rất khác so với Phương Tây. Họ lên kế hoạch dài hạn và có sự phối hợp tập trung giữa các cơ quan công quyền và tư nhân trên lý thuyết, một sự phối hợp mà các nền dân chủ khác khó có thể hình dung nổi”.

      Bên cạnh những “Củ cà rốt” kinh tế và thị trường, Bắc Kinh còn vận dụng hiệu quả không ít “cây gậy” trong tay mình. Nhiều nhà báo, chính trị gia, doanh nhân và học giả … bị xem là thiếu thiện chí với quốc gia này đều bị từ chối cấp thị thực, bị truyền thông Trung Quốc chỉ trích, bị người dùng mạng tại đây lăng mạ và thậm chí là bị các tin tặc nhằm tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới