Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mới3 lý do đằng sau thay đổi lập trường đột ngột của...

3 lý do đằng sau thay đổi lập trường đột ngột của Kim Jong Un

Các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ gặp nhau trong một hội nghị thượng đỉnh tại khu vực phi quân sự vào cuối tháng 4, trong một loạt các dấu hiệu của mối quan hệ ấm lên nhanh chóng. Điều này xảy ra sau nhiều tháng đe doạ chiến tranh hạt nhân lên Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Trong một cuộc họp với các đặc phái viên Hàn Quốc đầu tuần này, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nói rằng ông sẽ ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và thảo luận về việc từ bỏ chúng nếu nước này có thể bắt đầu đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ.

Sau khi có những lời xúc phạm và đe doạ đối với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong suốt sáu tháng qua, khuôn mặt của Kim đã có dấu hiệu ‘gãi gãi đầu’.

Kim Jong Un

Thái độ thay đổi đột ngột đáng ngờ của Kim Jong Un. (Ảnh: The Dailybeast)

Cuộc khảo sát của Nikkei Asian Review ngày 7/3 đã tổng kết các quan điểm của các chuyên gia và đưa ra ba lý do có thể giải thích cho hành động thay đổi lập trường đột ngột của Kim Jong Un.

Lý do 1: Mua thêm thời gian

Tập đoàn Eurasia, chuyên môn tư vấn về rủi ro chính trị, cho biết các cam kết bất ngờ của Kim có thể là chiến thuật được tính toán của Bình Nhưỡng để có thêm thời gian, trong khi đó họ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.

Tập đoàn Eurasia cho biết: “Các cam kết mới của Triều Tiên dường như được thiết kế để cố gắng tạo ra một gián cách giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ đồng thời mua thêm thời gian để tiếp tục phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa hoạt động đầy đủ”.

Kim Jong Un

Cam kết bất ngờ của Kim có thể là chiến thuật được tính toán kỹ. (Ảnh: Business Times)

Các nhà phân tích nói rằng họ hoài nghi các cuộc đàm phán sẽ thành công dựa trên các kết quả thất bại trong lịch sử. Mặc dù có thể các quan chức từ Washington và Bình Nhưỡng cuối cùng có thể ngồi cùng một bàn, nhưng thực tế Triều Tiên đã không tuân theo lời hứa của mình trong quá khứ, điều này dự báo khả năng thất bại tiếp theo trong tương lai.

Họ cũng chỉ ra thực tế là chế độ của Kim đã đầu tư quá nhiều vào chương trình hạt nhân nên dường như ông ta sẽ không bao giờ phi hạt nhân hoá một cách dễ dàng.

“Có thể có vài cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên với mong muốn Bình Nhưỡng sẵn sàng đóng băng các chương trình thử nghiệm của họ, điều này không có khả năng tiến triển thành một tiến trình ngoại giao kéo dài dẫn đến phi hạt nhân hoá”.

Mặc dù một số hy vọng rằng sự tiến triển này có thể dẫn đến sự thắt chặt thực sự trên bán đảo Triều Tiên, nhưng các cam kết của Bình Nhưỡng không còn sử dụng được nữa, các nhà phân tích nói.

Lý do 2: Để nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế

Chính quyền Tổng thống Trump đã tập trung “áp lực tối đa” chống lại Triều Tiên dưới hình thức các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương và quốc tế. Những điều này đã gây nhiều đau đớn cho Bình Nhưỡng, đặc biệt trong những tháng gần đây.

Nhà nước [Triều Tiên] giả mạo muốn nới lỏng các biện pháp trừng phạt này. Ông Kim hy vọng rằng Washington sẽ bãi bỏ các biện pháp trừng phạt trong bất kỳ cuộc đối thoại nào, và một cách để đạt được điều đó là khởi động các cuộc hội đàm với Hoa Kỳ, cựu bộ trưởng thống nhất ​​Hàn Quốc Jeong Se-hyun cho biết.

“Các biện pháp trừng phạt sẽ rất đau đớn đối với Triều Tiên. Vì thế, nếu Bình Nhưỡng muốn thoát khỏi thảm cảnh này, họ cần phải khởi động các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, điều này sẽ dẫn tới các cuộc đàm phán 6 bên và đình chỉ các biện pháp chế tài”, ông Jeong nói trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS ở Seoul.

Triều Tiên muốn dùng đàm phán để nới lỏng các lệnh trừng phạt. (Ảnh: Wall Street Journal)

Ông cũng chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến Triều Tiên, vì Trung Quốc là đồng minh duy nhất kiểm soát nguồn cung cấp dầu và các mặt hàng khác. Các lệnh trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bao gồm cả Trung Quốc đưa ra, vào cuối năm ngoái đã tìm cách cắt giảm các nguồn lực cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, bằng cách cắt giảm 90% lượng xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế vào nước này.

Hội đồng Bảo An cũng cấm xuất khẩu thực phẩm và nông nghiệp, máy móc, thiết bị điện, đất đá bao gồm quặng magnesit và magiê, gỗ và tàu biển. Nghị quyết cũng cấm quốc gia này bán hoặc chuyển quyền khai thác.

Ông Jeong nói: “Trong thời gian đàm phán đang diễn ra, rất khó để duy trì các biện pháp trừng phạt. Tôi nghĩ Triều Tiên tích cực tham gia vào thời điểm này với ý định như vậy”.

Lý do 3: Thuyết phục thế giới về sức mạnh hạt nhân

Triều Tiên đã cố gắng hết sức để được coi là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, mà họ coi là một thành tựu đáng tự hào và là một lá chắn quan trọng cho chế độ. Họ muốn thế giới tin rằng họ có khả năng sản xuất một loại vũ khí mạnh mẽ có thể phóng ra một khoảng cách xa đáng kể – một mối đe dọa thực sự đối với nhiều quốc gia.

Chính quyền Tổng thống Trump không thừa nhận rằng Triều Tiên có khả năng này, mặc dù giám đốc CIA Mike Pompeo cho biết vào tháng 10 năm ngoái rằng, chỉ còn vài tháng nữa thôi, Triều Tiên sẽ hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân.

Một số nhà phân tích nói rằng ông Kim hy vọng sẽ sử dụng các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa để xin phép lưu giữ kho vũ khí hạt nhân của mình, trong khi đóng băng việc thử nghiệm vũ khí của họ để đổi lấy sự đảm bảo cho chế độ của ông ta.

Ông Han S. Park, giáo sư danh dự về các vấn đề quốc tế tại Đại học University of Queensland, Hoa Kỳ nói: “Các cuộc đàm phán về phi hạt nhân là vô nghĩa bởi vì Triều Tiên đã trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này quan trọng hơn là đảm bảo rằng đất nước này không phát triển vũ khí hạt nhân”.

Kim Jong Un muốn thuyết phục thế giới rằng Triều Tiên đang hoạt động bình thường với quyền sở hữu vũ khí hạt nhân và hy vọng sẽ gia tăng tiếng nói của mình thông qua các cam kết.

RELATED ARTICLES

Tin mới