Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnQuan hệ TQ, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á

Quan hệ TQ, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á

Trung Quốc cải cách trước Ấn Độ nên khởi phát rất nhanh trong 30 năm đầu với đà tăng trưởng hơn 10% năm, và nay bước vào giai đoạn đình trệ tương tự các nước Đông Á đi trước. Còn Ấn Độ chỉ nhập cuộc từ 1991 nhưng có nền tảng dân chủ đa nguyên và dân số trẻ hơn nên sẽ vượt qua Trung Quốc. Đấy là chuyện lâu dài sau này.

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đứng gần cao nguyên tranh chấp Doklam, nơi quân đội hai nước đối đầu trong mùa hè. Ảnh: AFP.

 Trong chiến lược hai cường quốc này đều muốn tranh thủ các nước trong khu vực Đông Nam Á vì một lý do địa dư khác. Trên lục địa châu Á, hai nước láng giềng này tiếp cận với nhau trên những vùng hiểm trở, cách trở và chỉ có thể tác động qua các lân bang như Nepan, Bhutan hay Tây tạng, trong khi việc giao lưu kinh tế lẫn an ninh lại phát triển ngoài biển. Vì vậy vùng biển Đông Nam Á mới là địa bàn then chốt. Y như Bắc Kinh, lãnh đạo Ấn Độ sớm thấy ra điều ấy nên đã thiết lập mối quan hệ chiến lược với ASEAN từ năm 2002. Ngày nay họ triển khai chiến lược ấy ra chính sách mà ta gọi là “Hướng Đông” để nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương….

Lãnh đạo Ấn Độ đã đề nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nước ASEAN từ 15 năm trước, đã ký kết hiệp định tự do  thương mại với ASEAN từ năm 2009 và cho tới nay kim ngạch thương mại của 2 nước đã vượt quá 70 tỷ usd. Với thế hệ lãnh đạo mới kết tụ quanh Thủ tướng Narendra Modi, trào lưu ấy sẽ còn phát triển mạnh hơn sau khi ông Mudi tiến hành cải cách kinh tế ở trong nước và bắt đầu được người dân Ấn Độ triệt để ủng hộ. Ở bên kia, Tập Cận Bình đang phải ưu tiên giải quyết những mâu thuẫn cơ bản ở bên trong, về cả an ninh lẫn kinh tế, cho nên các quốc gia Đông Nam Á có cơ hội nhìn lại quan hệ với 2 cường quốc này. Việc Ấn Độ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ASEAN cuối năm 2017 nằm trong chiều hướng chiến lược đó.

Sau nhiêu năm cân nhắc về sáng kiến “vành đai và con đường” của Bác Kinh, nhiều nước Đông Nam Á có thể phân vân về khía cạnh an ninh của chiến lược đó. Chúng ta đã thấy một số trở ngại thực tế trong các dự án của Trung Quốc, ngay với một đồng minh là Pakistan. Trong khi đó, đề nghị của Ấn Độ về việc xây dựng hạ tầng vận chuyển lại không có một nội dung đe dọa về an ninh như trường hợp Trung Quốc, vì Ấn Độ không nuôi tham vọng bành trướng theo kiểu gọi là “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh trên eo biển và các quàn đảo Đông Nam Á, qua Trung Đông tới Bắc Phi và Châu Âu. Chuyện thứ hai cũng đáng chú ý là vai trò của Nhật Bản.

Chính Nhật Bản đã hỗ trợ Ấn độ trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh tuần này tại Niu Delhi. Dù chẳng ai chính thức nói ra nhưng các quốc gia trong khu vực đều hiểu mối nguy trong sáng kiến “Vành đai và con  đường’ của Bắc Kinh. Bây giờ một cường quốc bán đảo là Ấn Độ và một cường quốc quần đảo là Nhật Bản lại liên thủ với nhau từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, bắc ngang  khu vực Đông Nam Á…

Việc phát triển kinh tế quốc gia tùy thuộc vào khả năng thực hiện các dự án cụ thể. Khi thẩm định giá trị của từng dự án, lãnh đạo kinh tế của các nước không nên chỉ tập trung vào khía cạnh lời lỗ mà phải đặt dự án, chương trình, kế hoạch  vào khuôn khổ rộng lớn về an ninh, nhất là trong các dự án về xây dựng hạ tầng như cầu đường, bến cảng hay phi trường…

Trên đại thể như vậy, các quốc gia Đông Nam Á cần suy nghĩ xem sáng kiến của Ấn Độ và Nhật bản qua diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa 2 cường quốc này có đặc điểm gì nổi bật? Ấn Độ cần giải phóng tiềm lực của khu vực Đông Bắc có tính chất chiến lược vì tiếp cận với Trung Quốc, chẳng khác gì các dự án hạ tầng của Trung Quốc nhằm giải phóng các tỉnh bị khóa trong lục địa từ Vân Nam, Quý Châu đến Tân Cương. Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong các dự đó của Ấn Độ. Tuy nhiên kế hoạch phát triển giữa 2 nước cũng bao trùm lên khu vực Đông Nam Á. Việc 3 nước Việt Nam, Căm Pu Chia và Mianmar trong khối ASEAN cũng tham dự hội nghị tại Niu Delhi cũng cho thấy họ hiểu rõ cục diện và tham vọng của Bắc Kinh nên họ muốn mở rộng việc hợp tác với Ấn Độ và Nhật Bản.

Ấn độ đã có sáng kiến mở rộng quan hệ với các nước ASEAN  từ năm 2002 và Nhật Bản đề nghị hợp tác từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương từ năm 2007 . Họ đều nhìn ra và thực hiện việc đó trước khi Trung Quốc trở thành mối lo cho các nước. Chưa nói gì đến Hoa Kỳ hay Austalia trong tứ giác Ấn Độ – Nhật Bản – Australia – Mỹ đang hình thành trước mắt chúng ta thì các quốc gia Đông Nam Á cũng có một cơ hội ra khỏi bóng rợp của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới