Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnHải quân TQ có tham vọng gì?

Hải quân TQ có tham vọng gì?

Hải quân Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động thử nghiệm đối với tàu sân bay Liêu Ninh kể từ khi tàu được đưa vào vận hành từ tháng 9/2012. Tuy nhiên, tàu này mới chỉ thực hiện đợt tập trận xa bờ đầu tiên vào cuối năm 2016, hơn 4 năm sau khi được đưa vào vận hành. Và tháng 4 này tàu sân bay Liêu Ninh tập trận gần khu vực đảo Hải Nam.

Trung Quốc đang tiến hành một đợt diễn tập hải quân gần đảo Hải Nam trong khi một hàng không mẫu hạm Mỹ đi qua Biển Đông, theo truyền thông nhà nước.

Các cuộc diễn tập bắt đầu ngay sau Diễn đàn Châu Á Bác Ngao hôm 11/4 và dự kiến sẽ kéo dài ba ngày ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Hải Nam, Hoàn Cầu Thời Báo loan tin.

Nhà chức trách hàng hải Trung Quốc xác nhận vùng biển quanh bờ biển phía nam của đảo Hải Nam được chỉ định là khu vực cấm qua lại, và trước cuộc diễn tập, tàu bè bị hạn chế tiếp cận vùng biển này.

Gần địa điểm diễn tập là Tam Á, một thành phố cảng ở Hải Nam có thể tiếp đón tới hai tàu sân bay, theo truyền thông Trung Quốc.

Đợt tập trận thứ nhất được tiến hành từ thứ Năm tuần trước cho đến thứ Tư tuần này.

Một phân tích về hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai 43 tàu hải quân, trong đó có hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết.

Không quân Trung Quốc cũng đã điều các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tiên tiến gia nhập các cuộc tuần tra tác chiến chung, theo Nine News của Úc.

Bắc Kinh có thể đang theo dõi chuyển động của Mỹ ở Biển Đông trong khi nhóm hàng không mẫu hạm Roosevelt của Hải quân Mỹ di chuyển qua vùng biển này.

Hạm đội vừa kể, bao gồm một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và 65 máy bay phản lực F-18 siêu thanh, máy bay do thám và máy bay trực thăng, hướng tới Manila hôm 10/4.

Việc Hải quân Trung Quốc tăng cường diễn tập thời gian qua cũng nhằm phô tưởng thanh thế, rằng đến năm 2020 Hải quân nước này sẽ dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc mới chỉ có tàu sân bay duy nhất – Liêu Ninh. Đây là một hàng không mẫu hạm cũ của Liên Xô trước đây chế tạo dang. Tàu được mua từ Ukraine sau đó tân trang lại và đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay thứ 2, cũng là tàu đầu tiên được đóng mới trong nước. Tàu sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động sau khoảng 2 năm nữa.

Nhóm tác chiến tàu sân bay cần từ 4.500-5.000 thủy thủ, gồm cả phi công chiến đấu, nhân viên điều hành hàng không, kỹ sư và các nhân viên kỹ thuật khác cũng như thủy thủ trên các tàu hộ tống. Hai tàu sân bay Trung Quốc cần khoảng 10.000 thủy thủ khi đi vào hoạt động đầy đủ.

Hải quân Trung Quốc phải đối mặt với thách thức lớn khi vận hành tàu sân bay Liêu Ninh. Chỉ huy hơn 2.000 thủy thủ từ 19 dân tộc khác nhau không phải là điều dễ dàng. Chỉ huy hải quân luôn gặp rắc rối khi bắt đầu tập huấn với thủy thủ đoàn, tất cả mọi lối đi đều có người đứng chắn khi tiếng chuông báo động vang lên.

Vấn đề rắc rối vẫn còn tồn tại cho đến khi các sĩ quan chỉ huy của tàu đưa ra kế hoạch toàn diện để phân chia thời gian làm việc và ăn uống giữa các thủy thủ.

So với Hải quân Mỹ, lực lượng đang vận hành 10 nhóm tác chiến tàu sân bay với kinh nghiệm hoạt động hơn 100 năm, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc chỉ đáng là “học sinh mẫu giáo”.

Hải quân Trung Quốc đã sao chép nhiều bộ phận của hệ thống điều phối hàng không trên tàu sân bay Mỹ, như đồng phục màu cầu vồng được thiết kế cho đội bay, ngôn ngữ cử chỉ của sĩ quan tín hiệu hạ cánh (LSO), sĩ quan thiết bị bắt giữ (AGO) và các thành viên khác đều được học theo chuẩn Mỹ.

Được biết số lượng các phi công mang theo trên tàu sân bay phải nhiều hơn số máy bay sẵn có. Mỗi tàu sân bay Mỹ mang theo khoảng 80 máy bay và luôn có hơn 120 phi công trên tàu. Trung Quốc đến nay chỉ có khoảng 37 phi công, chỉ đủ phục vụ cho phi đội 24 chiếc J-15 trên tàu Liêu Ninh.

Theo ông Antony Wong Dong, nhà quan sát quân sự ở Macau, hệ thống điều hành của Hải quân Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một nhóm tác chiến tàu sân bay đang hoạt động trên biển, vì họ vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ lực lượng ven biển sang hải quân.

Như vậy, vẫn còn một chặng đường rất dài để thủy thủ đoàn tàu sân bay Trung Quốc đạt được năng lực vận hành tương tự như các thủy thủ của Hải quân Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới