Thursday, November 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPhương Tây tìm cách bỏ qua quyền phủ quyết của Nga tại...

Phương Tây tìm cách bỏ qua quyền phủ quyết của Nga tại LHQ về Syria

Các quốc gia phương Tây muốn chấm dứt tình trạng tê liệt kéo dài 1 tháng qua tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với Syria bằng cách đưa vấn đề sử dụng vũ khí hóa học ra toàn bộ hội đồng LHQ, nơi quyền phủ quyết của Nga sẽ không có tác dụng.

Ý tưởng là áp dụng một cách thức hiếm khi sử dụng, được thiết lập từ hồi chiến tranh lạnh để chuyển trách nhiệm quyết định các vấn đề của một cuộc khủng hoảng lên Đại hội đồng 193 thành viên.

Nga đã sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an 11 lần để ngăn chặn hành động nhắm vào đồng minh Syria của họ. Một cơ chế của LHQ nhằm quy trách nhiệm sử dụng vũ khí hóa học ở Syria đã bị chấm dứt vào tháng 11/2017 sau khi Nga phủ quyết một nghị quyết gia hạn, với lý do cơ chế đó có định kiến ​​chống lại chính phủ Syria.

Ian Martin, cựu quan chức LHQ và tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết: “Quyền phủ quyết của Nga không thể là dấu chấm hết cho những nỗ lực chung của LHQ. Trách nhiệm xác nhận các bên liên đới trong việc sử dụng vũ khí hóa học, và trách nhiệm chấm dứt những nỗi kinh hoàng của cuộc xung đột Syria phải dựa trên toàn bộ cộng đồng thế giới”.

Đề xuất này được biết là có sự hỗ trợ của các quan chức phương Tây.

Hội đồng Bảo an LHQ là gì và tại sao nó bị tê liệt về Syria?

Sự bế tắc đã được đưa ra bàn luận tại một cuộc họp kín của các đại sứ Hội đồng Bảo an ở Thụy Điển, và có thể sẽ được thảo luận thêm tại một loạt cuộc họp khác.

Các cường quốc phương Tây lo sợ việc thiếu vắng một cơ chế buộc các bên liên quan chịu trách nhiệm không chỉ khiến Syria có thể tự do tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến trật tự thế giới quốc tế.

Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào các khu vực bị cáo buộc chứa vũ khí hóa học của Syria cách đây hơn 10 ngày (14/4) để đáp lại những cáo buộc rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công vào thị trấn Douma vào ngày 7/4.

Thanh tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã đến Douma. Nhưng bất kể những gì họ tìm thấy, OPCW không có quyền hạn để buộc ai phải chịu trách nhiệm.

Kể từ cuộc tấn công đó đã có những nỗ lực ngoại giao mới, phần lớn được Thụy Điển dàn xếp, để đi đến một nghị quyết của LHQ về một cơ chế điều tra mới, nhưng cho đến nay vẫn không kết quả.

Các chính phủ phương Tây lo lắng rằng sự bế tắc đang làm suy yếu quyền lực rộng lớn hơn của Hội đồng Bảo an. Vì vậy, họ muốn chọn một con đường hiếm khi được sử dụng, lần đầu tiên được thiết lập trong cuộc khủng hoảng năm 1950 của Hàn Quốc.

Được gọi là “đoàn kết cho hòa bình”, cách thức này sẽ cho phép 9 thành viên của Hội đồng Bảo an gồm 15 nước có thể bỏ qua một phủ quyết của Nga và tham khảo vấn đề này để bỏ phiếu đầy đủ tại Đại Hội đồng. Sau đó, cần có từ 2/3 phiếu ủng hộ của Đại Hội đồng để thông qua.

Cách thức “đoàn kết vì hòa bình” năm 1950 được thiết kế rõ ràng để sử dụng khi Hội đồng Bảo an không thể chu toàn các trách nhiệm của mình trong việc duy trì hòa bình.

Tổng thư ký LHQ, ông António Guterres, cho biết vào cuối tháng 4 rằng thế giới đã bước vào một thời kỳ chiến tranh lạnh mới, nơi mối đe dọa bất ổn lớn hơn cuộc chiến tranh lạnh trước đó.

Bằng việc phản đối một cơ chế phân bổ, Nga đã phản đối sự tham gia của nhiều nước trong OPCW và không cho tiến hành các cuộc kiểm tra thường xuyên. Moscow cũng khẳng định rằng quyết định cuối cùng về phân bổ trách nhiệm phải được thực hiện bởi Hội đồng Bảo an, nơi Nga có thể vận dụng quyền phủ quyết của mình.

Các cường quốc phương Tây đã có những nhượng bộ để bảo đảm một thỏa hiệp của LHQ về sự phân bổ, nhưng sẽ không thừa nhận nguyên tắc cho phép Nga có thể phủ quyết những phát hiện của nhóm thanh tra.

Một đề nghị riêng biệt cho việc thành lập Hội đồng Đặc biệt về Syria, như đã xảy ra trong quá khứ ở Sri Lanka, đã được chào đón với thái độ hoài nghi, bởi Nga sẽ dễ dàng bỏ qua một cơ chế đặc biệt được thiết lập trên cơ quan duy nhất của Tổng thư ký.

RELATED ARTICLES

Tin mới