Saturday, April 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNga hưởng lợi từ mâu thuẫn của NATO

Nga hưởng lợi từ mâu thuẫn của NATO

Không phải ngẫu nhiên mà từ Tổng tư lệnh NATO, Tổng thư ký NATO, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ NATO.., liên tục kêu gọi sự đoàn kết.

Tổng thống Trump xuống nước năn nỉ đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng

The New York Times ngày 2/7 đưa tin, Tổng thống Trump đã viết thư cho hàng chục lãnh đạo các thành viên NATO, trong đó có Đức, Bỉ, Na Uy, Hà Lan,Canada, Ý, Luxembourg, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đề nghị tăng chi tiêu quốc phòng.

Nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu các đồng minh thực hiện cam kết tăng chi tiêu cho quốc phòng và cảnh báo Washington đang mất kiên nhẫn trước việc các đồng minh không đáp ứng các nghĩa vụ giữ gìn an ninh để chia sẻ bởi gánh nặng với Mỹ.

Mặc dù Nhà Trắng từ chối bình luận về những bức thư của Tổng thống Trump, song một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã tiết lộ với hãng tin CNN về những bức thư đó.

“Tổng thống cam kết liên minh, như ông đã nói nhiều lần. Tổng thống cũng thể hiện rõ ràng việc Mỹ chịu trách nhiệm trong phòng thủ chung của chúng ta và làm nhiều hơn nữa trong những lĩnh vực ảnh hưởng nhiều nhất đến NATO.

Song không có cách nào tốt hơn để báo hiệu sự quyết tâm và đồng lòng của NATO hơn là mỗi đồng minh thực hiện phân bổ các nguồn lực cần thiết để chia sẻ gánh nặng của của chúng ta đối với việc phòng vệ tập thể”, CNN tường thuật.

Theo giới quan sát, việc gửi những bức thư cho các đồng minh là phù hợp với một loạt các phê bình, thậm chí chỉ trích của Tổng thống Trump về NATO, đặc biệt là vấn đề chi tiêu quốc phòng của các đồng minh trong NATO.

Xin nhắc lại là, sau thời gian dài gồng mình gánh vác NATO, Mỹ đã cảm thấy quá mệt và có phần bất công khi lấy tiền đóng thuế của người dân Mỹ trả cho việc bảo vệ an ninh cho các quốc gia khác, nên Washington đã yêu cầu đồng minh chia sẻ.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào năm 2014 ở xứ Wales, Mỹ đã yêu cầu và các thành viên NATO đã cam kết dành 2% tổng sản phẩm quốc nội của mình để chi phí cho bảo vệ an ninh quốc gia.

Thực ra, Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama – ngay khi bước vào Nhà Trắng – đều đã vận động các đồng minh NATO chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.

Ông Robert Gates, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới cả chính quyền Bush và chính quyền Obama, năm 2011 từng cảnh báo Mỹ có thể bỏ mặc NATO, nếu các đồng minh không tăng cường đầu tư cho quân đội của mình.

Khi nắm quyền lực, Tổng thống Trump đã tỏ ra sốt sắng hơn những người tiền nhiệm trong việc hối thúc các đồng minh tăng chi tiêu cho quốc phòng như đã cam kết. Vị tổng thống doanh nhân nhiều lần tuyên bố các thành viên NATO đang lợi dụng Mỹ.

Nga huong loi tu mau thuan cua NATO
Mỹ đã hết chịu đựng nổi gánh nặng NATO

Và những lá thư được gửi cho các đồng minh trước khi diễn ra Hội nghị hượng đỉnh NATO vào tuần tới tại Brussels được cho là một dấu hiệu của Washington kêu gọi sự đoàn kết, chia sẻ của đồng minh.

Trong bức thư Tổng thống Trump gửi cho Thủ tướng Đức Angela Merkel có đoạn viết : “Như chúng ta đã thảo luận trong chuyến thăm Mỹ của bà vào tháng Tư, có sự thất vọng ngày càng tăng ở Mỹ khi một số đồng minh không thực hiện lời hứa.

Mỹ làm sao tiếp tục cống hiến nhiều nguồn lực hơn cho việc bảo vệ châu Âu khi nền kinh tế của lục địa, bao gồm cả Đức, phát triển tốt, nhưng thách thức an ninh nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho quan hệ của chúng ta không còn bền vững nữa”.

Người đứng đầu Nhà Trắng cảnh báo : “Sự thất vọng ngày càng tăng lên ở Mỹ và không chỉ giới hạn trong nhánh hành pháp của chúng tôi. Quốc hội Mỹ cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này”.

Trong bức thư gửi Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Tổng thống Trump viết : “Na Uy là mắt và tai bên sườn phía bắc của NATO, nhưng vẫn là thành viên NATO duy nhất có biên giới với Nga thiếu kế hoạch chi tiêu 2%GDP cho phòng thủ”.

Nhà lãnh đạo Mỹ phân trần : “Tôi hiểu những áp lực chính trị trong nước, như bản thân tôi đã phải dùng hết vốn liếng chính trị để thuyết phục tăng chi tiêu quốc phòng của Mỹ. Vì vậy, bạn cần mạnh mẽ để tăng chi tiêu quốc phòng của Na Uy”.

Có thể thấy lời lẽ trong các bức tâm thư của vị tổng thống Mỹ thứ 45 không quá cực đoan như những lời phát biểu trước đây của ông, nhưng theo giới phân tích thì mức độ cảnh báo đồng minh lại mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Bởi ngay sau khi dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Brussles, Tổng thống Trump sẽ bay tới Helsinki, Phần Lan để gặp Tổng thống Putin tại Hội nghị Thượng định Nga-Mỹ lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông.

Nga huong loi tu mau thuan cua NATO
NATO mâu thuẫn là món quà với Tổng thống Putin

Lịch trình đó khiến NATO rất lo ngại, bởi sự thất vọng của Mỹ với các đồng minh có thể khiến NATO gia tăng tình trạng mất đoàn và đó được xem là món quà tuyệt vời  mà nhà lãnh đạo Mỹ tặng cho nhà lãnh đạo Nga nhân sự kiện chính trị đặc biệt này.

Mâu thuẫn nội bộ đang gây nguy hiểm cho NATO bởi giúp Nga hưởng lợi 

Ngày 2/7 trong cuộc phỏng vấn trên chuyên mục “Face the Nation” của kênh truyền hình CBS, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ  John Bolton cho rằng các thành viên không tăng chi tiêu cho quốc phòng phải chịu trách nhiệm về việc NATO suy yếu.

Theo nhà chính trị có “quan điểm diều hâu” của Mỹ, chính việc nhiều thành viên NATO từ chối tăng chi tiêu cho quốc phòng đã là nguồn gốc gây ra tình trạng mâu thuẫn nội bộ và điều này nguy hiểm gấp nhiều lần mối đe doạ từ Nga. 

“Nếu bạn nghĩ Nga là mối đe dọa, hãy tự hỏi mình câu hỏi này: Tại sao Đức chỉ chi hơn 1,2% GDP cho quốc phòng? Khi nói về việc phá hoại NATO, hãy nhìn vào những người đang thực hiện các bước khiến NATO kém hiệu quả về mặt quân sự”.

Có nhiều luồng dư luận cho rằng, vì kho vũ khí Mỹ đã đầy mà thị trường vũ khí lại ảm đạm với Mỹ, bởi sau một năm 2017 bội thu, thì các “tay lái súng Mỹ” không còn có được những đơn hàng xịn lên đến hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ USD nữa.

Vì vậy, nguy hiểm hoá sự mất đoàn kết nội bộ vì các thành viên NATO không chia sẻ gánh nặng với Mỹ là một cách “bỏ giỏ” cho xuất khẩu vũ khí. Bởi sau khi nhận tâm thư của Tổng thống Trump, Na Uy đã hồi âm bằng đầu tư cho vũ khí.

Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen khẳng định Oslo cam kết tăng chi tiêu quốc phòng và để đáp ứng điều đó, quân đội Na Uy sẽ được đầu tư các vũ khí chiến lược như tàu ngầm, chiến đấu cơ F-35, máy bay giám sát hàng hải P-8…

Nga dang huong loi tu mau thuan noi bo cua NATO
Cứ mải mê Đông tiến đến lúc NATO phải trả giá

Phải chăng vì vậy mà Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cho rằng mất đoàn kết nội bộ là nguy hiểm hơn mối đe doạ từ Nga – vốn được các thành viên còn lại của NATO xem là mối nguy hiểm lớn nhất đối với liên minh quân sự này?

Theo giới phân tích, điều đó cũng hoàn toàn nắm trong tính toán của Washington khi tìm cách buộc các đồng minh trong NATO móc hầu bao trang bị vũ khí, song bên cạnh đó còn thể hiện thực trạng nguy hiểm của NATO. Đó là rệu rã trong cấu trúc.

Trong gần 70 năm qua, kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu trúc an ninh chung Châu Âu-Đại Tây Dương, mà thực thể đại diện là NATO, chưa hề có sự thay đổi cấu trúc cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cho dù Pháp rời khỏi Sở chỉ huy tiền phương NATO trong 43 năm hay Khối Hiệp ước Warsaw giải thể, khiến chức năng và nhiệm vụ của NATO thay đổi, song cấu trúc của tổ chức quân sự này vẫn không hề thay đổi.

Sự cũ kỹ của NATO khiến cho Tổng thống Trump từng phải thốt lên là NATO đã lỗi thời và đó cũng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến EU phải thành lập quân đội riêng của mình, không còn tin tưởng váo cái bóng của NATO.

Trong khi đó NATO lại tập trung vào mở rộng quy mô với “Kế hoạch đông tiến”, mà mục đích là sớm được cắm cờ trên biên giới nước Nga. Điều đó khiến cho NATO ngày một trở nên rệu rã hơn, bởi nó như “người già mà lại phải vác nặng hơn”.

Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây từ Tổng tư lệnh NATO, Tổng thư ký NATO, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ NATO… liên tục kêu gọi sự đoàn kết giữa các thành viên trong NATO và luôn lấy đe doạ từ Nga làm nền tảng cơ sở tư tưởng.

Ngược lại, nước Nga – nhất là dưới thời Tổng thống Putin – đã có nhiều chuyển động tích cực, mà quan trọng nhất là xây dựng và hoàn thiện Học thuyết quân sự mới, từ đó tạo ưu thế trong đối trọng với NATO.

Nga dang huong loi tu mau thuan noi bo cua NATO
Đoàn kết nội bộ liên tục được giới lãnh đạo NATO kêu gọi

Chỉ riêng sức mạnh Nga được Tổng thống Putin hồi sinh đã là một thách thức nghiêm trọng với NATO, trong khi NATO lại còn rệu rã nữa thì nguy hiểm biết nhường nào. Bởi điều đó chẳng khác nào là một sự cộng hưởng thách cho thức từ Nga.

Vì vậy, qua những bức tâm thư Tổng thống Trump gửi tới lãnh đạo các thành viên NATO, kêu gọi tăng chi phí quốc phòng, cho thấy NATO đã thực sự ở vào ngưỡng nguy hiểm và nếu không sớm vực dậy thì có thể hoàn toàn thất thế trước Nga.

Như vậy, rõ ràng Nga đang hưởng lợi từ mâu thuẫn nội bộ của NATO!

RELATED ARTICLES

Tin mới