Saturday, July 27, 2024
Trang chủĐàm luậnBất đồng quan điểm trong quá trình đàm phán COC

Bất đồng quan điểm trong quá trình đàm phán COC

Nguy cơ chia rẽ trong quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là những áp lực đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Đó là nhận định của Mark Valencia làm việc tại Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, đăng trên ASEAN Today.

Biển Đông là khu vực rất quan trọng về địa chiến lược, an ninh và kinh tế. Khu vực này có các tuyến hàng hải chiến lược, huyết mạch đối với khu vực và thế giới. Do vị trí địa lý hiểm yếu, từ lâu Biển Đông tồn tại những tranh chấp hết sức phức tạp về chủ quyền lãnh thổ. Yêu cầu cần hướng tới là ngăn ngừa không để tranh chấp leo thang và bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trong khu vực.

Đến nay, sau 16 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philíppin) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.

Cho đến thời điểm này, áp lực thứ nhất đối với Việt Nam là, Hà Nội muốn đưa quần đảo Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC, nhưng Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ. Trung Nam Hải cho rằng, đây là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây không phải vấn đề của cả ASEAN và Trung Quốc, vì vậy đưa vào một văn bản COC giữa ASEAN và Trung Quốc là không phù hợp.

Sự bất đồng quan điểm này là nguyên nhân gây ra đổ vỡ trong đàm phán COC từ năm 2002. Tại cuộc đàm phán cách đây 16 năm chỉ đạt kết quả cuối cùng là các bên chỉ có một văn bản DOC mang tính chính trị, không có ràng buộc pháp lý. Nếu Hà Nội không đưa Hoàng Sa trở thành vấn đề chung của khu vực, có thể sẽ bị coi là thủ phạm làm chậm quá trình đạt được đồng thuận cho COC, chỉ vì họ muốn bảo vệ chủ quyền và yêu sách hợp pháp của mình ở Hoàng Sa.

Tuy lớn tiếng vấn đề Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã luôn từ chối, khôngkhi nào chịu đàm phán với Việt Nam về Hoàng Sa.

Áp lực thứ hai cho Việt Nam là, trong Văn bản Đàm phán Dự thảo COC Duy nhất không chứa bất kỳ tham chiếu nào đến các cơ chế giải quyết tranh chấp ràng buộc. Tuy Văn bản đề xuất những cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau, nhưng quy định rằng, chỉ khi “được sự đồng ý của các bên”. Điều này về cơ bản sẽ làm cho COC không có tính ràng buộc.

Về phía Trung Quốc, họ không chấp nhận giải quyết tranh chấp ở Toà, mà chỉ chấp nhận cách tiếp cận thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị Bằng cách này Trung Quốc có thể áp đặt ý muốn riêng của mình, hạn chế đáng kể những cơ hội có thể phá vỡ bế tắc và giải quyết tranh chấp một cách công bằng.

Áp lực thứ ba đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực: Trung Quốc muốn việc tập trận chung với các nước ngoài khu vực cần phải có sự đồng ý của tất cả các bên thành viên tham gia COC. Việc hợp tác chung trên biển không được tiến hành với các công ty đến từ các nước ngoài khu vực. Điều này ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, nước hiện đang có những dự án khai thác chung với các công ty của Ấn Độ, Nga, Mỹ. Trong năm 2017 và 2018, trước sự đe doạ của Trung Quốc, Việt Nam đã phải dừng kế hoạch khoan dầu trong dự án hợp tác chung với Respol của Tây Ban Nha.

Việt Nam muốn tránh khỏi nguy cơ này và đã đề xuất tất cả các bên cần tôn trọng các vùng biển được thiết lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc làm điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải từ bỏ yêu sách quyền lịch sử trong phạm vi đường 9 đoạn.

Mặc cho Toà trọng tài LHQ tại Lahaye năm 2016 đã bác bỏ yêu sách này của Trung Quốc, nhưng nước này không tuân theo phán quyết của Toà. Như vậy chắc chắn đề xuất của Việt Nam về “tôn trọng các vùng biển được thiết lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982” sẽ không được Trung quốc đếm xỉa.

RELATED ARTICLES

Tin mới