Monday, January 27, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBảo bối khiến Triều Tiên không ngán trừng phạt Mỹ

Bảo bối khiến Triều Tiên không ngán trừng phạt Mỹ

Triều Tiên tăng cường sản xuất khí hóa than đá giúp chống đỡ hiệu quả đòn trừng phạt của Mỹ.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) hôm 17/12 thông tin, Triều Tiên đang có những cách hiệu quả để chống đỡ các đòn trừng phạt quốc tế.

Sử dụng nguồn dự trữ than đá lớn vào sản xuất khí tổng hợp là một trong những biện pháp hiệu quả mà Bình Nhưỡng đang thực hiện.

WSJ dẫn lời các quan chức và chuyên gia nước ngoài cho hay, Trung Quốc đã cung cấp công nghệ và chuyên môn cho các nỗ lực chuyển đổi than đá thành khí tổng hợp. Triều Tiên đã tăng cường tận dụng công nghệ, áp dụng công nghệ vào một số nhà máy phân bón, thép và xi-măng lớn nhất. Những nhà máy này đều phải phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu trước đó.

Chương trình khí hóa than đá của Triều Tiên có điều kiện để phát triển mạnh.

Bình Nhưỡng đã ký 40 thỏa thuận đầu tư với các công ty nước ngoài để khai thác khoáng sản, trong đó 90% thỏa thuận được ký với Trung Quốc.

Ông Benjamin Katzeff Silberstein, đồng biên tập trang web North Korean Economy Watch nhận định: “Tôi nghĩ họ có thể tiếp tục hoạt động trên ít nhất trong 2-3 năm tới trong tình hình hiện tại”.

Sự hỗ trợ công nghệ của Trung Quốc đối với khí hóa than đá như “tặng chiếc cần câu” cho Bình Nhưỡng.

WSJ cũng cho biết, Trung Quốc cũng “cho con cá” đối với Triều Tiên khi một công ty Trung Quốc cho biết, hồi tháng Bảy vừa qua đã cung cấp bộ khí hóa than đá lớn cho Triều Tiên để cung cấp 40.000m3 khí tổng hợp mỗi giờ cho một khu công nghiệp phía Bắc Bình Nhưỡng. Sản lượng này được đánh giá tương đương với khoảng 10% lượng nhập khẩu dầu thô và dầu tinh luyện hàng năm của Triều Tiên.

Giới quan sát cho rằng, chương trình khí hóa than đá cung cấp cho sản xuất sản phẩm này có thể cho phép chuyển nguồn nhiên liệu nhập khẩu đang bị hạn chế của nước này sang lĩnh vực quân sự.

Rõ ràng, bản thân Bình Nhưỡng có nguồn khoáng sản khổng lồ, gồm magnesit (6 tỷ tấn), than chì (2 triệu tấn), quặng sắt (5 tỷ tấn) và vonfram (250.000 tấn).

Báo cáo từ Tập đoàn Khoáng sản Hàn Quốc (KRC) đệ trình Quốc hội Hàn Quốc ngày 11/10/2018 cho biết, giá trị trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên ước tính khoảng 3,3 nghìn tỷ USD tính theo giá thị trường hiện tại, gấp 15 lần so với Hàn Quốc.

Còn theo tuyên bố của Bộ Thương mại Triều Tiên, trữ lượng dầu thô chưa khai thác của nước này tương đương 60 đến 90 tỉ thùng.

Bao boi khien Trieu Tien khong ngan trung phat My

Triều Tiên nhiều khả năng cũng có khả năng tự khai thác và lọc dầu

Chuyên gia Dmitry Verkhoturov của Nga cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy Triều Tiên có thể tự khai thác và lọc dầu để sử dụng.

Kể từ năm 1992, một số công ty nước ngoài đã tiến hành khảo sát địa chất tại Triều Tiên như Beach Petroleum NL, Taurus Petroleum AB, Puspita Emas Sdn. Bhd.

Năm 1998, công ty SOCO International PLC của Anh đã khoan một giếng dầu sâu 4.300m ở Triều Tiên. Trong khi vào năm 2004, công ty Aminex PLC của Anh cũng xác nhận khu vực biển Nhật Bản thuộc chủ quyền của Triều Tiên có trữ lượng dầu khoảng 4 đến 5 tỉ thùng.

Cùng lúc đó, công ty HBOil của Mông Cổ đã thăm dò địa chất ở miền nam Triều Tiên và khoan 22 giếng dầu. Hầu hết các giếng này đều tìm thấy dầu thô và cho phép Triều Tiên lọc ra khoảng 75 thùng mỗi ngày.

Sau khi đã để các công ty nước ngoài tiến hành phần khó nhất đó là phát hiện ra các mỏ dầu, Triều Tiên được cho là đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và tự mình khai thác.

Theo ông Verkhoturov, đang có một sự nhầm lẫn về việc Triều Tiên không sở hữu các thiết bị khác thác dầu do có cả bằng chứng nước này từng mua một số dàn khoan dầu của Liên-xô hoặc Romania trước năm 1991.

Các thiết bị này có khả năng khoan các giếng sâu từ 4.000 đến 4.500m. Ngay cả khi các hệ thống này bị không còn khả năng sử dụng, Triều Tiên vẫn hoàn toàn có thể tạo ra một dàn khoan cho mình dựa theo các hệ thống của nước ngoài, thậm chí với khả năng làm việc tốt hơn.

Ông Verkhoturov cho rằng, Triều Tiên đã để ý nhiều đến vấn đề năng lượng khi quyết định theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân. Nếu Liên Hợp Quốc ban hành lệnh cấm vận nhập khẩu dầu mỏ vào Triều Tiên, điều này sẽ thúc đẩy việc Bình Nhưỡng cố gắng tự khai thác và lọc dầu thô.

“Một giếng dầu với công suất 75 thùng/ngày có thể tạo ra 27.000 thùng/năm. 10 giếng dàu như vậy sẽ tạo ra 270.000 thùng. Đây là con số thấp nhất và nhiều khả năng Triều Tiên sẽ sản xuất được nhiều hơn”, ông Verkhoturov kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới