Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnNhững thủ đoạn “tin tặc Trung Quốc” và vai trò của Huawei...

Những thủ đoạn “tin tặc Trung Quốc” và vai trò của Huawei và ZTE (Kỳ V)

Một lần nữa danh tính của ZTE, hãng chuyên cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc lại bị Mỹ réo tên với cáo buộc ăn cắp công nghệ. Bởi hơn 5 tháng trước (8-3), Bộ Thương mại Mỹ đã liệt ZTE vào “danh sách thực thể” với lý do vi phạm quy định quản chế xuất khẩu của Mỹ. Theo đó, các nhà sản xuất Mỹ bị cấm bán linh kiện cho ZTE và tất cả các công ty nước ngoài cung ứng sản phẩm cho ZTE đều phải làm đơn xin phép trước khi xuất khẩu bất kỳ thiết bị hoặc phụ tùng nào được sản xuất tại Mỹ cho doanh nghiệp này.

Kỳ cuối: Vai trò của Hoa Vi và ZTE

Theo giới chuyên môn, ZTE là hãng cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 4 tại thị trường Mỹ, chiếm 7% thị phần, sau Apple, Samsung và LG Electronics. ZTE chuyên bán các thiết bị di động cầm tay cho 3/4 tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Mỹ là AT&T, T-Mobile và Sprint Corp. Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ gần 4 năm trước (13-9-2012), đại diện ZTE cho biết, doanh số thiết bị hạ tầng viễn thông của họ cung cấp cho Mỹ trong năm 2011 chưa đến 30 triệu USD, trong khi chỉ riêng 2 nhà cung cấp của phương Tây (Nokia Siemens Networks và Alcatel Lucent) đã chiếm 14 tỉ USD.

Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 13-9-2012, đại diện ZTE cho biết, doanh số thiết bị hạ tầng viễn thông của họ cung cấp cho Mỹ năm 2011 chưa đến 30 triệu USD, trong khi chỉ riêng hai nhà cung cấp lớn của phương Tây (Nokia Siemens Networks và Alcatel Lucent) đã chiếm tới 14 tỉ USD. ZTE là một trong năm nhà sản xuất điện thoại lớn nhất ở Trung Quốc, và trong tốp 10 thế giới. Tính đến hết năm 2014, đã có 69.093 nhân viên làm việc tại ZTE, với doanh thu đạt 106,214 tỷ NDT. Ông Hầu Vi Quý được CCTV bình chọn là nhân vật kinh tế của năm 2004, từng được bình chọn là một trong 10 lãnh đạo về khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc. Bởi ông Hầu Vi Quý (sinh năm 1942, người Tây An, Thiểm Tây, tốt nghiệp khoa vô tuyến điện tại Đại học Nam Xương năm 1959) là người sáng lập ZTE. Và từ tháng 4-2016 là CEO không chính thức của ZTE. Ông Triệu Tiên Minh được bổ nhiệm thay thế ông Hầu Vi Quý làm CEO của ZTE.

Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ từng công bố bằng chứng cho thấy, ZTE và Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi (Huawei Technologies Co Ltd) là mối hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Hoa Vi là hãng đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính đặt tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc và đứng thứ ba thế giới trong lĩnh vực này. Tính đến nay, Hoa Vi đã có mặt ở 140 quốc gia. Ngoài việc có trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Bắc Kinh, Thành Đô, Nam Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến, Vũ Hán và Tây An, Trung Quốc, Hoa Vi còn đặt cơ sở ở Canada, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Hà Lan, Pakistan, Ireland, Nga, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Nhiều chính trị gia Mỹ từng khẳng định, Hoa Vi gây mối đe dọa an ninh vì các mối liên hệ của công ty này với chính phủ và quân đội Trung Quốc. Cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Rogers từng kêu gọi các công ty Mỹ ngừng làm ăn với Hoa Vi. Nhiều quốc gia cũng đã bày tỏ mối lo ngại về an ninh nên đã quyết định không mua thiết bị của Hoa Vi như Canada, Australia, Ấn Độ… Canada từng dẫn lý do an ninh quốc gia để loại Hoa Vi trong việc giúp xây dựng mạng thông tin siêu bảo mật của chính quyền nước này. Sau khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đưa ra cảnh báo, Canada buộc phải lựa chọn cẩn thận trong việc xây dựng mạng lưới này. Hoa Vi đã cung cấp dịch vụ mạng tốc độ cao cho các công ty tư nhân Canada như Bell Canada, Telus, SaskTel và Wind Mobile. Australia đã loại Hoa Vi ra khỏi danh sách đấu thầu mạng Internet dung lượng cao. Theo người phát ngôn của chính phủ Anh, Cố vấn an ninh quốc gia Kim Darroch đã chủ trì cuộc điều tra về hoạt động của Trung tâm Đánh giá an ninh mạng do Hoa Vi điều hành ở thị trấn Banbury thuộc hạt Oxfordshire nhằm bảo đảm an toàn cho mạng lưới viễn thông quốc gia. Quyết định này được đưa ra sau khi Ủy ban An ninh và tình báo thuộc Quốc hội Anh công bố báo cáo, bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể thu thập thông tin tình báo ở Anh thông qua thiết bị viễn thông do Hoa Vi cung cấp.

Theo thống kê, doanh số kinh doanh của Hoa Vi luôn tăng – từ 17,5 tỷ NDT năm 2002, lên 395 tỷ NDT năm 2015. Đại tá quân đội nghỉ hưu Nhậm Chính Phi đã sáng lập Hoa Vi vào tháng 9-1987 với số vốn 21.000 USD cùng 14 nhân viên. Khẩu hiệu của Hoa Vi là làm giàu cuộc sống và thông tin liên lạc cho mọi người (Enrich life through communication). Địa chỉ trang web: www.huawei.com. Trụ sở của Hoa Vi đặt tại khu Long Cương, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Số bưu chính: 518129. Số máy điện thoại: +86 755 2878-0808. Hơn 3 năm trước (9-5-2013), người sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoa Vi, ông Nhậm Chính Phi đã bác bỏ mọi cáo buộc nhắm vào Tập đoàn này. Và đó là lần đầu tiên sau hơn 25 năm, ông Nhậm Chính Phi chấp nhận trao đổi với giới truyền thông.

Tính đến giữa năm 2011, Hoa Vi có 12 chi nhánh và 7 trung tâm nghiên cứu-phát triển tại Mỹ, trong đó 75% nhân viên là người mang quốc tịch Mỹ. Nhưng trong năm 2011, Mỹ đã chặn đứng vụ Hoa Vi mua hãng máy tính 3Leaf Systems tại California. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Gary Locke là một trong những người vận động quyết liệt chống lại sự thâm nhập của Hoa Vi vào Mỹ.

Cựu Giám đốc CIA Michael Hayden từng tuyên bố, Hoa Vi làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc và tình báo phương Tây cũng có bằng chứng về vấn đề này. Ông Michael Hayden thậm chí còn tuyên bố, Hoa Vi từng tìm cách thuyết phục cựu Giám đốc CIA ủng hộ họ tham gia vào cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc quan trọng của Mỹ. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington James Lewis cho rằng, những bình luận của cựu Giám đốc CIA Michael Hayden phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ. Và đó là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Mỹ khẳng định: có bằng chứng buộc tội Hoa Vi làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Gần 1 năm trước (26-10-2015), lễ khởi động dự án đào tạo “Hạt giống tương lai Philippines” do Hoa Vi tổ chức đã diễn ra tại Bắc Kinh. 10 học sinh, một giáo viên đến từ Philippines và Đại sứ Philippines tại Trung Quốc đã tham dự buổi lễ này. Dự án “Hạt giống tương lai Philippines” là một phần của dự án mang tên “Hạt giống tương lai” do Hoa Vi triển khai trên phạm vi thế giới

Hết

 

RELATED ARTICLES

Tin mới