Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ nói cấm Huawei là ‘không công bằng’

TQ nói cấm Huawei là ‘không công bằng’

Làn sóng “tẩy chay” thiết bị viễn thông của Huawei, Trung Quốc ngày càng lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể là sau khi Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Nhật Bản lần lượt ban hành lệnh cấm mua các sản phẩm của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc, do lo ngại về rủi ro an ninh tình báo và nguy cơ tấn công mạng.

Hôm 9/12/2018, Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trong cuộc họp báo công bố lệnh cấm Huawei tại Nhật, đã nói rằng: “Việc không mua những thiết bị có chức năng độc hại bao gồm ăn trộm hay phá hủy thông tin là điều rất quan trọng. Chúng tôi sẽ xử lý vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau”.

Hồi tháng trước, tại Đức, hãng Deutsche Telekom AG, nhà mạng lớn nhất châu Âu, và cũng là khách hàng lớn của Huawei, cho biết họ đang đánh giá lại chiến lược mua hàng của mình trong bối cảnh lo ngại về an ninh.

Trong khi đó British Telecom của Anh thì cho hay, họ sẽ gỡ bỏ thiết bị của Huawei ra khỏi các hoạt động di động hiện có và sẽ không sử dụng nó trong các phần chính của mạng 5G thế hệ kế tiếp.

Các động thái phản đối Huawei không chỉ đến từ các nhà mạng, mà còn đến từ các tổ chức khác như đại học Oxford (Anh) hôm 8/1/2019 đã quyết định sẽ không theo đuổi các cơ hội tài trợ mới từ Huawei hoặc các công ty liên quan đến Huawei. 

Đối mặt với sự phản ứng từ các tổ chức thuộc nhiều quốc gia, trong khi đó mối quan hệ ngoại giao với Canada ngày càng gia tăng căng thẳng sau vụ bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 25/1 đã cáo buộc các nước phương Tây dùng sức mạnh quốc gia để “bóp nghẹt” các hoạt động kinh doanh “hợp pháp” của công ty Trung Quốc một cách vô cớ.

Ngày 25/1, tại Rome, ông Vương Nghị đã đáp trả khi được hỏi về những vấn đề gần đây mà Huawei phải đối mặt. Ông Vương nói “việc sử dụng quyền lực quốc gia để bôi nhọ hoặc làm mất uy tín của một doanh nghiệp hợp pháp không chỉ là bất công mà còn là vô đạo đức”.

Không những vậy, ông Vương còn cho rằng đây là hành động “thao túng chính trị” và thậm chí là “không thể chấp nhận được”. Đồng thời ông kêu gọi các quốc gia khác nên cảnh giác và chống lại hành vi “bắt nạt” vô lý như vậy. Ông Vương cũng nói tất cả quốc gia đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng không thể sử dụng bảo mật như một cái cớ để gây thiệt hại hoặc thậm chí bóp nghẹt các hoạt động kinh doanh hợp pháp, theo SCMP.

Ông Vương nói: “Sự tồn tại và phát triển của các công ty cuối cùng phải được xác định bởi cạnh tranh thị trường. Những gì chính phủ làm là cung cấp cho họ môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch”.

Hiện tại, Huawei đang là tâm điểm của dư luận quốc tế sau khi bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính đồng thời là con gái của người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi, bà đã bị chính phủ Canada bắt giữ theo yêu cầu của cơ quan chức năng Mỹ do cáo buộc lừa dối các ngân hàng quốc tế, vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran.

RELATED ARTICLES

Tin mới